Viêm phổi có nên truyền nước không và có tiêm phòng được không?

Viêm phổi có nên truyền nước không và có tiêm phòng được không?

09:37 18/05/2020

Viêm phổi có nên truyền nước không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Vậy phương pháp nào là tốt nhất cho người bệnh bị viêm phổi hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Viêm phổi có nên truyền nước không?

Viêm phổi là bệnh không hiếm gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân do cơ thể suy giảm sức đề kháng, các vi khuẩn, virus xâm nhập làm tổn thương các đường dẫn khí hô hấp, lượng oxy trao đổi giảm khiến người bệnh lên cơn sốt, ho, khó thở. Vậy khi người bệnh sốt, sức đề kháng yếu thì có nên truyền nước không?

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc truyền nước là truyền nhanh các chất có lợi vào cơ thể, giúp cơ thể hấp thu được nhanh hơn. Các chất điện giải hay chất đạm có trong chai truyền dịch sẽ cung cấp cho những bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, suy tim, duy trì huyết áp và lượng nước có trong cơ thể. Việc bệnh viêm phổi gây nên những cơn sốt cao khiến môi khô, háo nước và thân nhiệt cao. Nhưng trong trường hợp này chỉ định truyền nước khi có sự cho phép của bác sĩ. 

Vậy có những lưu ý nào khi bạn bị viêm phổi mà truyền dịch?

  • Đến những cơ sở uy tín có trang thiết bị đảm bảo thuốc chống sốc,…để có thể ứng biến được mọi trường hợp xảy ra.
  • Để tránh những trường hợp không may, trước khi truyền dịch bạn nên xét nghiệm, kiểm tra nhịp tim, phổi.
  • Trẻ em bị sốt do nhiễm trùng hay bị viêm phổi thì không nên truyền dịch
  • Người cao tuổi có tiền sử bệnh về não, tim, thận thì nên thận trọng.

Khi nào thì nên truyền dịch vào cơ thể để có hiệu quả tốt nhất?

  • Bệnh nhân bị sốt cao, bị tiêu chảy mất nước hay trong thời gian điều trị sau phẫu thuật.
  • Những người thiếu vitamin, ăn uống kém thì việc truyền đạm hay nước hoa quả sẽ cải thiện sức đề kháng cũng như ăn ngon miệng hơn.
  • Các trường hợp cần bù nhanh các chất đặc biệt như huyết tương, ..

Trẻ em bị viêm phổi có tiêm phòng được không?

Tình trạng trẻ nhỏ bị viêm phổi không phải là hiếm gặp. Việc tái phát đi phát lại nhiều lần khiến bố mẹ lo lắng không yên. Bệnh viêm phổi này gây ra chủ yếu từ vi khuẩn phế cầu là là căn bệnh lây nhiễm khá nghiêm trọng.

Người ta thường cho rằng khi trẻ đã bị viêm phổi và chữa khỏi thì cơ thể đã tạo ra hệ miễn dịch để chống lại nó và không mắc lại lần hai. Tuy nhiên vi khuẩn có rất nhiều chủng loại, nếu không có biện pháp phòng ngừa thì bé có nguy cơ mắc lại là rất cao. Vacxin chống ngăn ngừa viêm khuẩn rất quan trọng. Nó giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tạo ra hệ miễn dịch để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Làm giảm đi các triệu chứng và mức độ nguy hiểm nếu trẻ bị bệnh. Thời điểm nên tiêm vacxin cho trẻ:

  • Trẻ bị viêm phổi phải được điều trị khỏi thì mới tiêm vacxin.
  • Đối với các trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi: liều thứ nhất thì nên tiêm lúc bé được 6 tuần tuổi. Ít nhất hai tháng sau bé mới được tiêm liều thứ 2 và liều cuối cùng thì cách liều 2 là trên 6 tháng.
  • Đối với trẻ dưới 11 tháng tuổi: liều bắt đầu tiêm cho trẻ là liều thứ nhất, liều thứ 2 cách liều thứ nhất sau 1 tháng. Liều cuối dùng tiêm tốt nhất khi trẻ trên 1 tuổi và cách liều thứ 2 ít nhất là 2 – 3 tháng.
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi, trước đó chưa tiêm vacxin thì nên tiêm hai liều và mỗi mũi cách nhau 2 tháng trở lên.

Mặc dù đã được tiêm vacxin nhưng bậc cha mẹ hãy lưu ý đến tình trạng của trẻ. Trẻ có sức đề kháng yếu nên hay mắc các bệnh về hô hấp như: viêm phế quản, viêm họng,… nếu không điều trị dứt điểm thì rất có thể dẫn đến viêm phổi.

Vậy ngoài cách tiêm phòng vacxin cho trẻ thì nên phòng tránh một số tác nhân ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ như:

  • Môi trường sống bụi bẩn, khói xe cộ, khói thuốc lá.
  • Thời tiết thay đổi về đêm nên bé có thể sẽ bị nhiễm lạnh.
  • Đồ ăn lạnh, thực phẩm lắm dầu mỡ.

Ngoài ra bổ xung cho trẻ những thức ăn giàu dinh dưỡng, vitamin, chất béo như: cháo gà, cháo gạo lứt với thịt lạc,..bổ xung thật nhiều hoa quả, xay lấy nước cho bé uống.

Những lưu ý khi tiêm vacxin

Tiêm vacxin cũng có một số phản ứng phụ hiếm gặp như:

  • Sốt, sưng tấy chỗ tiêm
  • Gây cảm giác chán ăn
  • Nghiêm trọng hơn thì trẻ có thể bị nôn mửa, co giật, tiêu chảy, tụ máu chỗ tiêm. Bé sốt cao trên 39 độ, tím tái, khó thở…

Bố mẹ hãy quan sát những dấu hiệu của con để đưa ra phương án xử lý kịp thời. 

Dịch vụ chăm sóc Y Tế Toàn Phúc tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, chi phí và quan trọng là bệnh nhân được chữa trị kịp thời thay vì phải chờ đợi, xếp hàng, di chuyển đến các tuyến bệnh viên trung tâm đông đúc. Thêm vào đó bạn nhận được sự tư vấn, chăm sóc nhiệt tình và hoàn hảo tại chính ngôi nhà của bạn. Ngoài ra trung tâm còn cung cấp các dịch vụ truyền dịch, truyền đạm tại nhàLiên hệ ngay số hotline 094 345 0115 để được tư vấn và hỗ trợ.

Viết bình luận
zalo