Vì sao phải truyền dịch tại nhà cho người bệnh?

Vì sao phải truyền dịch tại nhà cho người bệnh?

03:05 08/01/2020

Khi ốm, ăn uống kém hoặc nôn nhiều mà không thể bù lại lượng nước đã mất bằng đường ăn uống thì phải bù lại bằng biện pháp truyền dịch tại nhà.

Dịch truyền là gì?

Dịch truyền là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, có thể tiêm châm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng là nước cất, ngoài ra có thể dùng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.

Hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền được chia thành 3 nhóm cơ bản. Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể gồm glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo, vitamin. Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu (dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%...). Nhóm đặc biệt huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử... dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Để quyết định bệnh nhân có cần truyền dịch tại nhà hay không và truyền liều lượng bao nhiêu, cần xét nghiệm máu và khám tim, phổi, đo mạch... Nếu một trong các chỉ số này thấp hơn chỉ số bình thường cho phép thì bác sĩ mới chỉ định truyền dịch tại nhà phù hợp để bù đắp. Trong quá trình truyền dịch, bác sĩ phải theo dõi sát bệnh nhân để giám sát diễn biến truyền và mức độ tiến triển bệnh.

Truyền dịch là đưa vào cơ thể một lượng nước, các chất điện giải, chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, dẫn đến hiện tượng phù ở tim, thận. Kỹ thuật truyền dịch khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng thì cũng dễ xảy ra tai biến sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền.

Vì sao phải truyền dịch tại nhà cho người bệnh?

Cơ thể con người có 50 - 60% trọng lượng là nước. Hàng ngày cơ thể thải ra khoảng 2,5 -3 lít nước (đi tiểu khoảng 1,5 lít, qua hơi thở khoảng 0,4-0,5 lít, mồ hôi 0,3-0,5 lít, phân 0,2 lít). Số lượng nước thải ra sẽ tăng lên khi vận động, vã mồ hôi nhiều hoặc ở  trong môi trường nóng hoặc bị sốt cao. Do đó, con người cần bù lại lượng nước trên qua ăn, uống.

Trong trường hợp, khi ốm ăn uống kém hoặc nôn nhiều mà không thể bù lại lượng nước đã mất bằng đường ăn uống thì phải bù lại bằng đường truyền dịch tại nhà. Ngoài nước, cơ thể còn cần những loại điện giải khác như Natri, Kali, Clo.. Những điện giải này cũng được hấp thu qua đường ăn uống như nước, nhưng nếu không đảm bảo cân bằng thì cần phải truyền dịch tại nhà bằng những loại dịch truyền có chứa các điện giải này.

Trong trường hợp bệnh nhân nặng, không thể uống thuốc hoặc không có loại thuốc phù hợp dùng qua đường uống thì truyền dịch pha thuốc cũng là một con đường đưa thuốc vào cơ thể.

Lưu ý để truyền dịch tại nhà 

Để giảm thiểu rủi ro mọi người cần lưu ý những vấn đề sau để việc truyền dịch tại nhà được tiến hành thích hợp và đảm bảo an toàn:

Dịch truyền được coi là thuốc vì vậy liều lượng phải được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ và được theo dõi liên tục đề phòng tai biến xảy ra. Một số trường hợp chống chỉ định như: suy thận cấp, suy thận mãn, suy gan, viêm gan nặng, chấn thương sọ cấp...

Lưu ý khi được chỉ định thực hiện truyền dịch tại nhà, việc kiểm tra dịch truyền là điều quan trọng: chỉ được dùng những chai dịch truyền còn trong suốt, còn hạn sử dụng và khi đã mở nắp thì phải dùng ngay không được để lâu. Hơn nữa, cần chú ý kiểm tra dây truyền (còn nguyên không bị rách túi đựng), sát trùng nơi tiêm chu đáo và tuyệt đối không được pha thêm các thuốc khác vào dịch truyền (trừ trường hợp có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ) để đảm bảo an toàn cho người bệnh khi truyền.

Đặc biệt: đối với những người bệnh bị suy thận nặng tăng kali huyết, urê huyết, suy tim, toan huyết... phải dùng rất thận trọng, có thể tử vong trong các trường hợp sốc phản vệ. Do đó, phần lớn các bác sĩ thường khuyên nếu không thật sự cần thiết thì người bệnh không nên truyền đạm.

Với những người có cơ thể gầy yếu, chán ăn cần xem lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc, tập luyện cho thích hợp. Nếu muốn bổ sung thêm dưỡng chất thì nên dùng loại uống, cách dùng đơn giản hơn và ít nguy hiểm hơn.

Truyền dịch tại nhà vừa có tác dụng nâng cao sức khỏe nhưng song song với đó là những nguy cơ có thể xảy ra. Để đảm bảo tính mạng bệnh nhân cần có được chỉ đinh bởi bác sĩ khi truyền dịch.

Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và trung tâm phục hồi chức năng lớn, đặc biệt là có kinh nghiệm giao tiếp người bệnh, hiểu được tâm lý người bệnh tốt, chúng tôi Y Tế Gia Đình Toàn Phúc cung cấp tới quý khách và gia đình những dịch vụ truyền dịch tại nhà tốt nhất. Liên hệ số hotline 094 345 0115

Viết bình luận
zalo