Truyền dịch trong điều trị bệnh sốt xuất huyết?

Truyền dịch trong điều trị bệnh sốt xuất huyết?

06:15 13/01/2020

Sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra. Do thời gian ủ bệnh kéo dài, nhiều người không biết mình mắc bệnh vẫn sinh hoạt và đi lại bình thường, vô tình lây truyền vi rút Dengue từ khu vực này sang khu vực khác, dễ dẫn đến bùng phát dịch trên diện rộng. Vậy thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là bao lâu? Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì khi bị sốt xuất huyết?

Truyền dịch là gì? 

Truyền dịch là truyền các chất có lợi vào cơ thể để hỗ trợ điều trị bệnh hoặc phục hồi sức khỏe. Dịch truyền là các dung dịch hòa tan gồm nhiều chất khác nhau, có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng trong dịch truyền là nước cất. Ngoài ra, người ta còn có thể sử dụng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.

Truyền đạm chủ yếu dành cho người bị suy kiệt hoặc mắc một số vấn đề về sức khỏe

Hiện có trên 20 loại dịch truyền được chia thành 3 nhóm cơ bản là:

  • Nhóm cung cấp dưỡng chất cho cơ thể (glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa vitamin, chất đạm, chất béo). Nhóm này được sử dụng truyền đạm cho người suy nhược cơ thể, những đối tượng phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không thể ăn được bằng đường miệng, hoặc không tiêu hóa được thức ăn,...
  • Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải (dung dịch natri clorua 0.9%, lactate ringer, bicarbonate natri 1.4%,...) dùng cho bệnh nhân bị mất nước, mất máu khi bị tiêu chảy, ói mửa, bỏng, ngộ độc.
  • Nhóm đặc biệt (huyết tương tươi, dung dịch dextran, dung dịch chứa albumin, haes-steril, gelofusine, dung dịch cao phân tử,...) dùng trong các trường hợp bệnh nhân cần bù nhanh chất albumin hay lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Bệnh sốt xuất huyết được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn sốt xuất huyết và giai đoạn phục hồi

Giai đoạn ủ bệnh 

Giai đoạn ủ bệnh sốt xuất huyết là giai đoạn cơ thể sản sinh ra sức đề kháng để chống lại vi rút xâm nhập vào cơ thể. Đến khi không thể chống trả, bệnh bắt đầu biểu hiện bằng các triệu chứng trên cơ thể.

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết mất khoảng 4 - 7 ngày, có thể kéo dài đến 14 ngày. Vì thế nếu bị lây sốt xuất huyết từ người thân xung quanh thì thường khi người lây bệnh đã khỏi hoặc gần khỏi thì người bị lây mới bắt đầu sốt. Nhiều người nhầm tưởng rằng bệnh sốt xuất huyết dễ lây hơn trong giai đoạn sau của bệnh nhưng thực chất người bị lây bệnh đã nhiễm vi rút từ trước và đang trong quá trình ủ bệnh nên chưa phát hiện ra.

Giai đoạn sốt xuất huyết

Sau thời gian ủ bệnh, cơ thể sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, đau nhức giống như các triệu chứng của cảm cúm. Người bệnh bắt đầu sốt cao, nhiệt độ có thể tăng một cách đột ngột, sốt lên tới 39 - 40 độ C liên tục trong vài ngày và xuất huyết dưới da. Đi kèm với đó là cảm giác buồn nôn hoặc nôn, đau rát họng, đau hốc mắt, sổ mũi, tiêu chảy.... Các triệu chứng này rất giống với cảm sốt thông thường, nhiều người chủ quan nghĩ rằng chỉ cần uống thuốc và nghỉ ngơi là sẽ khỏi dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Trong giai đoạn sốt cao (khoảng 2-3 ngày đầu của bệnh), tốt nhất người bệnh nên bổ sung nước bằng cách uống dung dịch oresol hoặc nước hoa quả, để bổ sung cả nước và các chất điện giải. Đối với giai đoạn biến chứng nguy hiểm (khoảng 4-6 ngày tiếp theo), nếu nhận thấy bệnh nhân có tình trạng thoát dịch, mất nước nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch tại nhà với liều lượng và chủng loại phù hợp tùy theo phác đồ. Trong suốt quá trình truyền dịch tại nhà cần có sự theo dỗi của bác sĩ.

 

Tuy nhiên, sốt cao vẫn chưa phải là giai đoạn nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết. Giai đoạn nguy hiểm nhất chính là khi người bệnh đã hết sốt. Lúc này, cơ thể còn rất yếu, hệ miễn dịch suy yếu do bị vi rút tấn công, lượng bạch cầu và tiểu cầu trong máu giảm, nếu không được chăm sóc và theo dõi cẩn thận có thể dẫn đến những biến chứng khó lường như: xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, tràn dịch gây tổn thương các cơ quan nội tạng, trụy tim... Ngay khi thấy người bệnh có những dấu hiệu như chảy máu cam, chảy máu chân răng, người lạnh toát, phù nề mi mắt... cần đưa ngay đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

Giai đoạn hồi phục

Người bệnh cần được nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước để lấy lại sức khỏe. Không nên chủ quan vì bị sốt xuất huyết rồi vẫn có thể bị lại do vi rút Dengue bao gồm 4 típ D1, D2, D3, D4 đều có khả năng gây bệnh. Mỗi lần bị bệnh là do 1 típ gây nên, vì thế mỗi người có thể bị sốt xuất huyết 4 lần trong đời.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết, giữ gìn vệ sinh môi trường và không gian sống sạch sẽ là biện pháp tốt nhất để phòng tránh muỗi, ngăn ngừa tác nhân sốt xuất huyết bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân.

Mỗi người có một tình trạng bệnh khác nhau hay liều lượng thuốc khác biệt. Không thể không nói, việc theo dõi điều trị sẽ giúp cải thiện được bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu bạn quá bận, hay muốn giảm thời gian đi lại, chờ đợi tại các phòng khám, bệnh viện, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại nhà. Dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc cung cấp các truyền nước biển tại nhà an toàn. Liên hệ số hotline 094 345 0115 để được tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ phù hợp cho bạn.

Viết bình luận
zalo