Trẻ bị sốt xuất huyết nên chăm sóc như thế nào? Biện pháp truyền dịch tại nhà có phù hợp không?

Trẻ bị sốt xuất huyết nên chăm sóc như thế nào? Biện pháp truyền dịch tại nhà có phù hợp không?

05:44 03/01/2020

Số trẻ em mắc sốt xuất huyết ngày càng tăng cao. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ không nắm rõ các dấu hiệu bệnh cũng như không kịp thời đưa bé đến cơ sở y tế điều trị sớm.

Dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, chi phí và quan trọng là trẻ được chữa trị kịp thời thay vì phải chờ đợi, xếp hàng, di chuyển đến các tuyến bệnh viên trung tâm đông đúc. Thêm vào đó bạn nhận được sự tư vấn, chăm sóc nhiệt tình và hoàn hảo tại chính ngôi nhà của bạn.

1. Hạ sốt cho bé như thế nào?

Cha mẹ cần lưu ý các triệu chứng bệnh để chăm sóc và đưa trẻ đi khám kịp thời. Bệnh nhân sốt xuất huyết đột ngột sốt rất cao (39 – 40 độ) và rất khó đáp ứng thuốc hạ sốt nên thường sốt cao liên tục; kèm theo đó là tình trạng mệt mỏi, đau đầu, đau sau hốc mắt… Những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường hay bệnh sốt phát ban nên dễ bị bỏ qua. Vì vậy, khi thấy trẻ sốt kèm theo trình trạng mệt nhiều thì nên có sự thăm khám của các bác sĩ.

Cha mẹ cần lưu ý thêm, khi có xuất hiện các chấm nốt xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng là tương đối điển hình của sốt xuất huyết.

2. Thời điểm nguy cơ cao

Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết, trong những ngày đầu của bệnh thì chưa có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như chảy máu nhiều, phù phổi cấp, sốc. Do vậy trong ba ngày đầu của bệnh, bệnh nhân có thể khám ngoại trú, sau đó tự theo dõi tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Từ ngày thứ tư, năm của bệnh, người bệnh có nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm nên cần được theo dõi sát hơn, khi thấy các dấu hiệu như bứt rứt khó chịu, mệt lả, đau bụng nhiều, đặc biệt là vùng hạ sườn phải, tiểu ít, trẻ nhỏ quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú, nôn nhiều… cần đưa ngay đến bệnh viện.

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh nên uống nhiều nước. Tốt nhất là uống oresol để bù được cả lượng nước và điện giải đã mất đi. Ngoài ra, có thể uống nước đun sôi để nguội, nước hoa quả (nước cam, chanh), ăn thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu nhưng vẫn đảm bảo giàu dinh dưỡng như cháo, súp. “Trẻ nhỏ nên được tăng cường bú mẹ. Cần tránh các thức ăn có màu nâu, đen, màu đỏ như nước Coca – cola, Pepsi, nước dưa hấu… do dễ nhầm lẫn với triệu chứng xuất huyết tiêu hóa, gây khó khăn cho quá trình theo dõi, chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất hoặc sử dụng dịch vụ y tế tại nhà khi: Trẻ mệt, quấy khóc, lừ đừ, vật vã, vã mồ hôi, chân tay lạnh; trẻ buồn nôn và nôn; đau bụng; chảy máu chân răng, chảy máu mũi, hành kinh sớm và kéo dài (đối với trẻ nữ); tiểu ít, đi ngoài phân đen.

3. Truyền dịch và theo dõi trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Tất cả trẻ bị sốt cao từ ngày thứ 2 trở đi và ở trong khu vực có người bị sốt xuất huyết phải được bác sĩ thăm khám và theo dõi.

Không phải hễ chẩn đoán sốt xuất huyết là phải truyền dịch, truyền dịch tại nhà phải đúng chỉ định của bác sĩ: Khi bệnh nhân ăn uống quá kém; nôn nhiều gây mất dịch và điện giải; tụt huyết áp; có biểu hiện cô đặc máu (tăng Hematocrit)...
Lượng dịch truyền không phải như nhau cho tất cả người bệnh, trẻ thiếu bao nhiêu thì cần bù lại bấy nhiêu. Nếu trẻ có sốc, tụt huyết áp cần bù lượng dịch là 15ml/kg/1h, sau đó giảm dần theo phác đồ của Bộ y tế. Nếu trẻ không có sốc chỉ cần truyền 1-2 l dịch mỗi ngày, ngoài ra cần phải kiểm soát các bệnh lý khác của trẻ như bệnh lý tim mạch, huyết áp, hô hấp,...khi truyền dịch.

Để có những phương pháp điều trị hợp lý về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ bạn hãy liên hệ ngay với dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc tại nhà thông qua Hotline: 094 345 0115 có các chuyên gia y tế, bác sĩ,…giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao về truyền dịch tại nhà, chúng tôi luôn phục vụ quý khách tận tình và đảm bảo chất lượng.

 

Viết bình luận
zalo