Thoái hóa đầu gối và các bài tập vật lý trị liệu đầu gối

Thoái hóa đầu gối và các bài tập vật lý trị liệu đầu gối

01:12 26/11/2019

Bệnh thoái hóa đầu gối là căn bệnh mãn tính, và đang dần trẻ hóa trong xã hội. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như tập vật lý trị liệu đầu gối, phẫu thuật,... nhằm giảm thiểu tình trạng bệnh. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng nặng nề như bại liệt, biến dạng khớp, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Sau đây là những thông tin cơ bản về thoái hóa đầu gối. 

Thoái hóa đầu gối là gì?

Thoái hóa đầu gối là khi sụn đầu gối bị bào mòn, rách và giảm thể tích khiến xương va chạm vào nhau, gây ma sát, gây đau dai dẳng và cứng khớp làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh thường gặp ở người trung niên hay cao tuổi, tỷ lệ gặp ở nữ cao gấp bốn lần so với nam. Bệnh thoái hóa đầu gối là bệnh mãn tính tích lũy trong thời gian dài, chậm, và khó tránh khỏi trong quá trình lão hóa của cơ thể. 

Nguyên nhân gây thoái hóa đầu gối

  • Thoái hóa đầu gối có thể bao gồm: co cứng cơ, viêm khớp,... hay chấn thương trong sinh hoạt. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến đầu gối bạn như: 

  • Tuổi tác: Theo độ tuổi, cơ thể con người càng bị loãng xương, các sụn khớp có xu hướng co cứng do dịch bôi trơn sụn giảm, ma sát do đi quá nhiều gây ảnh hưởng đến khớp gối. 

  • Thừa cân, béo phì: Nếu trọng lượng cơ thể tăng quá nhiều sẽ gây áp lực không nhỏ đến khớp gối gây yếu và mòn sụn khớp. Bởi lẽ đó, người ta thường tập thể dục đều đặn hay tập vật lý trị liệu đầu gối, chạy xe đạp,... để giảm sức nặng cơ thể. 

  • Chấn thương khớp: Do tai nạn hay té ngã gây va đập đầu gối với vật cứng, làm tổn thương sụn, xương. 

  • Bẩm sinh: Đối với những gia đình có tiền sử bệnh loãng xương nặng, thoái hóa xương khớp cũng ảnh hưởng đến tình trạng của bạn. 

Tập vật lý trị liệu đầu gối

Không có cách nào hoàn toàn ngăn chặn quá trình thoái hóa đầu gối mà chỉ có thể giảm thiểu hay làm chậm lại tiến độ thoái hóa. Bạn có thể chọn lựa nhiều phương pháp như uống thuốc Nam, Tây y, tập vật lý trị liệu, chạy xe đạp,... Sau đây là một số bài tập vật lý trị liệu đầu gối cho bạn tham khảo: 

  1. Nâng thẳng chân

Động tác: 

  • Bệnh nhân nằm ngửa trên chiếu, thảm,... hai chân co lại

  • Chân trái (hoặc phải) duỗi thẳng và giữ trong vòng 5s, trong khi chân còn lại giữ nguyên tư thế ban đầu. 

  • Gót chân trái (hoặc phải) vuông góc với cẳng chân và đùi. 

Bài tập nâng thẳng chân

  1. Kẹp gối (hoặc bóng)

Động tác: 

  • Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay buông ép sát hai bên, hai gối đều co. 

  • Đặt một cái gối mềm ở giữa, dùng lực ép hai chân sát lại, giữ gối. 

  • Mỗi lần giữ trong 5s, tập 4-5 lần mỗi ngày. 

Bài tập kẹp bóng

Lựa chọn đơn vị thăm khám trị liệu tại nhà giá rẻ tốt nhất

Mỗi người có một tình trạng bệnh khác nhau dẫn đến mức độ tập vật lý trị liệu đầu gối hay liều lượng thuốc khác biệt. Không thể không nói, việc điều trị theo tình trạng sẽ giúp cải thiện được bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu bạn quá bận, hay muốn giảm thời gian đi lại, chờ đợi tại các phòng khám, bệnh viện, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại nhà. Một trong những công ty, tổ chức khám tại nhà uy tín đó là dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc. Liên hệ số hotline 094 345 0115 để được tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ phù hợp cho bạn.

Viết bình luận
zalo