Tác dụng của glucose là gì? Khi nào nên truyền dịch glucose vào cơ thể?

Tác dụng của glucose là gì? Khi nào nên truyền dịch glucose vào cơ thể?

10:14 30/12/2019

Tác dụng của thuốc glucose là gì?

Glucose được sử dụng để cung cấp dung dịch có nồng độ đường khác nhau cho cơ thể khi bạn không thể uống đủ nước hoặc khi cơ thể cần bổ sung nước. Glucose là đường đơn 6 carbon, dùng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để điều trị thiếu hụt đường và dịch. Glucose thường được ưa dùng để cung cấp năng lượng theo đường tiêm cho người bệnh và dùng cùng với các dung dịch điện giải để phòng và điều trị mất nước do ỉa chảy cấp. Glucose còn được sử dụng để điều trị chứng hạ đường huyết. Khi làm test dung nạp glucose, thì dùng glucose theo đường uống. Các dung dịch glucose còn được sử dụng làm chất vận chuyển các thuốc khác. 

Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch có thể thực hiện qua tĩnh mạch ngoại vi hoặc tĩnh mạch trung tâm lớn hơn. Chỉ định dùng qua đường tĩnh mạch ngoại vi khi chỉ cần nuôi dưỡng bệnh trong một thời gian ngắn hoặc khi bổ trợ thêm cho nuôi dưỡng theo đường tiêu hóa hoặc khi người bệnh có nhiều nguy cơ tai biến nếu truyền qua đường tĩnh mạch trung tâm. Các tĩnh mạch ngoại vi dễ bị viêm tắc, nhất là khi dung dịch có độ thẩm thấu lớn hơn 600 mOsm/lít, do đó không nên truyền vào tĩnh mạch ngoại vi các dịch truyền có nồng độ glucose cao hơn 10%. Phải truyền các dung dịch glucose ưu trương cho người bệnh suy dinh dưỡng hoặc có tăng chuyển hóa, theo đường tĩnh mạch trung tâm, vì ở đấy dung dịch glucose được pha loãng nhanh hơn. 

Bạn nên dùng thuốc glucose như thế nào?

Bạn nên sử dụng glucose theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra trên nhãn thuốc để đọc hướng dẫn dùng thuốc chính xác.
Glucose thường được tiêm tại bệnh viện hoặc tại phòng khám của bác sĩ. Nếu bạn đang sử dụng glucose ở nhà, hãy tuân theo các thủ tục tiêm được chỉ dẫn bởi các đội ngũ y tế chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Giữ thuốc này, cũng như bơm kim tiêm, ngoài tầm tay của trẻ em và vật nuôi. Không sử dụng kim tiêm, ống chích hoặc các vật liệu khác.
Nếu glucose chứa các hạt hoặc bị đổi màu, hoặc nếu lọ nứt hoặc bị hư hại dưới bất kỳ hình thức nào, không được sử dụng thuốc.
Bạn không nên truyền tĩnh mạch thuốc này cùng lúc với máu. Nếu bạn bỏ lỡ một liều glucose, liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Liều lượng - cách dùng:

Liều dùng thay đổi tùy theo nhu cầu của từng người bệnh. 
Phải theo dõi chặt chẽ đường huyết của người bệnh. Liều glucose tối đa khuyên dùng là 500 – 800mg cho 1kg thể trọng trong 1 giờ. 

Dung dịch glucose 5% là đẳng trương với máu và được dùng để bù mất nước; có thể truyền vào tĩnh mạch ngoại vi. 

Dung dịch glucose có nồng độ cao hơn 5% là ưu trương với máu và được dùng để cung cấp năng lượng (dung dịch 50% dùng để điều trị những trường hợp hạ đường huyết nặng). Phải truyền các dung dịch ưu trương qua tĩnh mạch trung tâm. 

Trong trường hợp cấp cứu hạ đường huyết có khi phải truyền vào tĩnh mạch ngoại vi nhưng cần phải truyền chậm (tốc độ truyền dung dịch glucose 50% trong trường hợp này chỉ nên 3ml/phút). 

Trong nuôi dưỡng theo đường tĩnh mạch, có thể truyền dung dịch glucose đồng thời với các dung dịch có acid amin hoặc nhũ tương mỡ (truyền riêng rẽ hoặc cùng nhau bằng hỗn hợp “3 trong 1” chứa trong cùng một chai). 

Để làm giảm áp lực não – tủy và phù não do ngộ độc rượu, dùng dung dịch ưu trương 25 đến 50%. 

Dùng insulin kèm thêm là tùy trường hợp; nếu dùng insulin thì phải theo dõi thường xuyên đường huyết của người bệnh và điều chỉnh liều insulin.

Khi nào nên truyền dịch glucose vào cơ thể?

Chỉ định truyền glucose trong trường hợp suy kiệt, ăn uống kém. Trước khi truyền dịch tại nhà, bác sĩ phải dựa vào kết quả xét nghiệm máu. Việc bù đường chỉ nên tiến hành khi hàm lượng đường trong máu thấp hơn mức cho phép. Khi truyền, bác sĩ phải theo dõi sát bệnh nhân để giám sát mức độ tiến triển bệnh.

Với phương châm đồng hành cùng người bệnh trên mọi phương diện, Y Tế Toàn Phúc với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm, tận tình với bệnh nhân. Chúng tôi cung cấp dịch vụ truyền dịch tại nhà uy tính, chất lượng. Hãy liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay theo Hotline: 0943450115 để được chăm sóc y tế sớm nhất.

Viết bình luận
zalo