Suy nhược cơ thể là gì? Nên làm gì khi bị suy nhược cơ thể?

Suy nhược cơ thể là gì? Nên làm gì khi bị suy nhược cơ thể?

01:24 31/12/2019

1. Suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể (Chronic fatigue syndrome) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả về tình trạng rối loạn phức tạp mà con người thường gặp phải. Đặc trưng của hội chứng này là sự mệt mỏi tột độ không thể giải thích bởi bất kỳ bệnh lý y khoa nào.

Suy nhược cơ thể là tình trạng người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài, dù đã nghỉ ngơi. Điều này báo động sức khỏe của bạn đang giảm sút nghiêm trọng, vượt quá khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của cơ thể. Mệt mỏi là triệu chứng rõ rệt nhất của suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp một số triệu chứng sau:

– Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đôi khi là ngất xỉu.

– Thường xuyên cảm thấy bất an, lo lắng, bồn chồn, khó chịu.

– Đau cơ, khớp nhưng không có hiện tượng đỏ, sưng.

– Chán ăn, ăn không ngon miệng.

– Suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém.

– Mất ngủ mạn tính hoặc rối loạn giấc ngủ.

– Đau cổ họng, sưng hạch bạch huyết.   

2. Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể khiến bạn cảm thấy cạn kiệt năng lượng cho mọi hoạt động. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây suy nhược cơ thể bao gồm:

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Bình thường, cơ thể con người cần được cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng qua nguồn thức ăn sử dụng hàng ngày. Đây chính là nguồn năng lượng giúp chúng ta tồn tại, duy trì các hoạt động.

Việc ăn uống thiếu chất, kiêng khem quá mức,… dẫn đến thiếu hụt lượng chất cần đảm bảo cho cơ thể. Để bù đắp lại, cơ thể phải sử dụng đến nguồn năng lượng tích trữ trước đó, theo thời gian sẽ dẫn đến tình trạng suy kiệt sức khỏe.

Vận động quá sức

Quá trình làm việc và vận động hàng ngày đòi hỏi con người cần phải có đủ nguồn năng lượng. Song nếu hoạt động quá mức, năng lượng tiêu hao nhiều, việc hấp thụ chất dinh dưỡng không bảo đảm, đương nhiên cơ thể sẽ suy yếu, thiếu sức sống và suy nhược cơ thể là điều tất yếu xảy ra.

Căng thẳng kéo dài

Yếu tố tâm lý, tinh thần ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái sức khỏe của một người. Khi bạn phải trải qua tháng ngày chán nản, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài… nguy cơ đối mặt với chứng suy nhược cơ thể là rất cao.

3. Nên làm gì khi bị suy nhược cơ thể?

Truyền nước tại nhà nhìn chung thì có lợi cho sức khỏe. Mỗi chất trong cơ thể từ protein (đạm), chất bột đường, điện giải, muối…đều có một hàm lượng nhất định và chỉ khi một trong những chất này giảm hàm lượng xuống dưới mức trung bình thì mới nên bổ sung thông qua việc truyền nước tại nhà.

Dưới đây là tất cả các trường hợp mà người suy nhược có thể truyền nước tại nhà:

  • Khi các bệnh nhân suy nhược quá mệt mỏi, không ăn uống được nhưng ngoài mệt mỏi ra thì sức khỏe không còn vấn đề gì khác.
  • Khi có chỉ định của bác sĩ căn cứ vào kết quả xét nghiệm (xét nghiệm xem hàm lượng các chất trong cơ thể có ở dưới mức trung bình hay không).

Ngoài ra, có những trường hợp mà các bệnh nhân suy nhược tuyệt đối không được truyền dịch, bao gồm:

  • Những người bị suy nhược do suy tim, suy gan hoặc viêm gan, suy thận cấp hoặc mạn tính, những người có tiền sử bị suy thận khi truyền lượng lớn nước vào nhưng thận không đào thải kịp làm ứ nước và gây phù.
  • Những người suy nhược nhưng vừa mới tập luyện và mất nhiều mồ hôi hoặc bị choáng sau khi tập không nên truyền dịch.
  • Những người suy nhược quá nặng, huyết áp không ổn định… không nên truyền nước vì lúc này cơ thể quá yếu không thể tiếp nhận lượng chất dinh dưỡng quá lớn nên sẽ dễ dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh nhân bị sốc.

Bạn chỉ nên truyền nước tại nhà khi có chỉ định của bác sĩ chính là lời giải đáp cho câu hỏi suy nhược cơ thể có nên truyền nước không. Y Tế Toàn Phúc với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm, tận tình với bệnh nhân. Chúng tôi cung cấp dịch vụ truyền dịch tại nhà uy tính, chất lượng. Hãy liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay theo Hotline: 0943450115 để được chăm sóc y tế sớm nhất.

Viết bình luận
zalo