Nhận biết dấu hiệu sốc phản vệ khi truyền dịch

Nhận biết dấu hiệu sốc phản vệ khi truyền dịch

03:37 20/05/2020

Sốc phản vệ có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau 30 phút khi dùng thuốc, truyền dịch, thử test, bị ong đốt hay ăn thức ăn lạ. Cần nhận biết dấu hiệu sốc phản vệ sớm để cấp cứu nhanh, kịp thời tránh dẫn tới tử vong do suy hô hấp cấp và tụt huyết áp.

1. Dấu hiệu sốc phản vệ lâm sàng

Sốc phản vệ khá đa dạng, thay đổi tùy theo độ nặng của sốc, phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cơ thể, số lượng và tốc độ hấp thụ các chất kháng nguyên hay chất lạ vào cơ thể.

Những dấu hiệu sớm đáng chú ý của sốc phản vệ là: bồn chồn, khó thở, hốt hoảng, phù nề thanh khí quản, suy tim cấp, nhịp tim nhanh, truỵ mạch.

Thời gian diễn biến của sốc phản vệ kéo dài từ vài giây đến 30 phút, tốc độ sốc càng nhanh thì tiên lượng càng xấu.

2. Diễn biến của sốc phản vệ

Diễn biến của sốc phản vệ được chia theo 3 mức độ: nhẹ, trung bình, nặng với triệu chứng dấu hiệu khác nhau.

  • Sốc phản vệ nhẹ

Với biểu hiện lo lắng, đau đầu, sợ hãi, chóng mặt. Có trường hợp xuất hiện nổi mày đay, mẩn ngứa, buồn nôn, hoặc nôn, phù Quincke, ho, tê ngón tay, khó thở, đau quặn vùng bụng, người mệt mỏi, ỉa đái không tự chủ.

Nghe phổi có ran rít, ran ngáy như hen phế quản, tim đập nghe không rõ.

Huyết áp tụt, nhịp tim nhanh (130-150 lần /phút), đôi khi có ngoại tâm thu.

  • Sốc phản vệ trung bình

Với biểu hiện hoảng hốt, choáng váng, sợ chết, ngứa ran, mày đay khắp người, khó thở, đôi khi hôn mê, co giật, chảy máu mũi, chảy máu dạ dày, ruột.

Kiểm tra thì phát hiện da người bệnh tái nhợt, môi thâm, niêm mạc tái tím, đồng tử giãn.

Tiếng tim đập yếu, mạch nhanh nhỏ khó bắt, không đo được huyết áp.

  • Sốc phản vệ nặng

Sốc phản vệ xảy ra ngay trong những phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng, khiến bệnh nhân hôn mê, da tím tái, nghẹt thở, co giật, không đo được huyết áp và tử vong sau ít phút, hạn hữu kéo dài vài giờ.

Nếu đo áp lực tĩnh mạch trung tâm và áp lực động mạch phổi bít đều thấp. Sốc phản vệ giai đoạn này biểu hiện rõ tình trạng thiếu oxy máu, giảm thể tích tuần hoàn dẫn đến toan lactic và giảm co bóp cơ tim.

Sốc giảm thể tích trong sốc phản vệ chính là sự giãn mạch, mất máu vào trong các khoang chứa ngoài thành mạch, đồng thời giảm co bóp cơ tim. Vì vậy cấp cứu sốc giảm thể tích là yếu tố chính trong cấp cứu sốc phản vệ.

Nhiều trường hợp, sốc phản vệ diễn biến với tốc độ trung bình. Người bệnh có những phản ứng như nóng ran và ngứa ngáy khắp người, mệt mỏi, ù tai, ngứa mũi, mắt đỏ, ho khan, chảy nước mắt, khó thở, đau quặn vùng bụng v.v...

Khám có thể phát hiện: Sung huyết vùng da, phù nề mi mắt và vành tai, ban, mày đay, viêm kết mạc dị ứng, ran rít, ran ngáy khắp phổi, viêm mũi, mạch nhanh, tiếng tim đập nhỏ, huyết áp tụt. Sau đó là biểu hiện: ý thức mù mờ hoặc hôn mê, đồng tử không phản ứng với ánh sáng.

Đáng chú ý là những biến chứng muộn diễn ra sau sốc phản vệ như viêm cầu thận, viêm cơ tim dị ứng, viêm thận. Chính những biến chứng này có thể dẫn đến tử vong.

Có trường hợp sốc phản vệ đã được điều trị, nhưng 1-2 tuần sau đó mới xuất hiện hen phế quản, phù Quincke, mày đay tái phát nhiều lần và đôi khi là những bệnh tạo keo như Lupus ban đỏ hệ thống, viêm nút quanh động mạch...

3. Nhận biết sốc phản vệ khi truyền dịch

Khi tiêm truyền tại cơ sở y tế hay truyền dịch tại nhà, bệnh nhân có thể bị sốc dịch truyền, những triệu chứng nhận biết như: vã mồ hôi, rét run, sắc mặt tái nhợt, khó thở, mạch nhanh...

Khi thấy người bệnh xuất hiện những triệu chứng này thì phải ngừng truyền ngay, ủ ấm cho bệnh nhân ngay và báo cho bác sĩ phụ trách để tìm nguyên nhân gây sốc và hướng dẫn xử lý.

Dưới đây là những trường hợp cụ thể và cách xử lý đảm bảo an toàn cho bệnh nhân:

  • Dịch truyền không chảy được

Có thể do:

    • Kim bị lệch, lỗ kim áp vào thành mạch, cần điều chỉnh lại kim và kê lại đốc kim.
    • Mạch kẹp, xử lý bằng cách dùng bàn tay vuốt nhẹ theo đường về của tĩnh mạch để dồn máu.
    • Tắc kim: tạm thời gập 1-2 khúc của đoạn dây truyền rồi buông nhanh, dịch truyền sẽ dồn mạnh xuống làm thông kim. Nếu không được thì phải thay kim.
  • Phồng nơi tiêm

Do tiêm ra ngoài thành mạch hoặc mũi vát của kim chưa vào đủ sâu trong lòng mạch, cần tiêm lại hoặc tiêm chỗ khác. Đặc biệt nếu thấy dung dịch ưu trương thoát ra ngoài thì phải ngừng truyền ngay.

  • Phù phổi cấp

Thường xảy ra đối với những người mắc bệnh cao huyết áp, suy tim. Nguyên nhân gây ra tai biến này là do truyền quá nhanh với lượng nhiều, xuất hiện những dấu hiệu như: khó thở dữ dội, đau ngực, sắc mặt tím tái...

Khi mắc phải vấn đề này cần ngừng truyền ngay và báo với bác sĩ để xử lý.

Trên đây là các dấu hiệu nhận biết sốc phản vệ nói chung và sốc phản vệ khi truyền dịch nói riêng, cần sớm phát hiện và cấp cứu kịp thời trường hợp sốc phản vệ, tránh biến chứng nguy hiểm. Đi vào hoạt động trong nhiều năm, Y tế Toàn Phúc có đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh luôn đưa ra kết quả đánh giá xác thực cùng với nhiều lời khuyên tốt nhất cho sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra trung tâm còn cung cấp các dịch vụ truyền nước biển tại nhà an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 094 345 0115, bạn sẽ nhận câu trả lời nhanh nhất.

Viết bình luận
zalo