Ngộ độc thực phẩm có nên truyền nước?

Ngộ độc thực phẩm có nên truyền nước?

11:31 24/12/2019

Tiêm, truyền dịch, nước tại nhà là phương pháp phổ biến nhất hiện nay và đem lại hiệu quả tốt hơn so với phương pháp uống. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ khả năng để thực hiện việc đó, chỉ có những y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên hoặc bác sỹ đã được qua đào tạo và thực tế mới có thể thực hiện được phương pháp này cho bệnh nhân.

1. Truyền nước là gì?

Truyền nước hay truyền dịch là đưa một lượng dịch từ bên ngoài vào thẳng tĩnh mạch trong cơ thể thông qua kim truyền. Dịch truyền có thể là: Nước, các chất điện giải, Glucose (đường), vitamin, đạm, chất béo.

2. Khi nào nên truyền nước?

Thực tế dịch truyền là thuốc được sản xuất ra nhằm mục đích bổ sung dịch cho cơ thể trong những trường hợp cấp cứu mà không thể bù kịp bằng đường ăn uống như: sốt cao, tiêu chảy mất nước nặng, mất máu cấp tính hoặc truyền dịch để đưa thuốc trị bệnh vào cơ thể…

Với người suy nhược cơ thể, còn tỉnh táo và ăn uống được, việc truyền dịch là không cần thiết. Bởi bạn hoàn toàn có thể bù nước bằng đường uống và bổ sung dinh dưỡng từ thức ăn.

Tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại dịch cần truyền. Quá trình truyền dịch cũng phải tuân thủ quy định về lượng dịch, tốc độ, thời gian truyền và yêu cầu vô khuẩn đối với dụng cụ truyền dịch.

3. Ngộ độc thực phẩm có nên truyền nước tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm chưa được chế biến chín kỹ… Người bị ngộ độc thực phẩm sẽ có triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn, khó chịu…

Thông thường khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh bị tiêu chảy, nôn nhiều lần gây mất nước nghiêm trọng. Vì thế cần phải bù nước cho người bị ngộ độc thực phẩm.

Bù nước có thể được thực hiện bằng cách uống nhiều nước (nước cơm, nước súp, nước trái cây) hoặc truyền nước tại nhà. Truyền nước trong khi bị ngộ độc thực phẩm sẽ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tống  hết những thức ăn được cho là gây ngộ độc thực phẩm ra ngoài bằng cách đưa ngón tay vào sâu trong cổ họng sẽ gây cảm giác buồn nôn. Khi chất nôn được tống hết ra ngoài, người bệnh có thể mệt lử. Lúc này cần nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Người bệnh cần ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo hoặc súp, canh…. Người bệnh có thể ăn chuối, uống nước tỏi, gừng…

Mọi thắc mắc về truyền dịch tại nhà trong ngộ độc thực phẩm bạn hãy liên hệ ngay với dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc tại nhà thông qua Hotline: 094 345 0115 có các chuyên gia y tế, bác sĩ,…giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, luôn phục vụ quý khách tận tâm.

Viết bình luận
zalo