Hướng dẫn khâu vết thương

Hướng dẫn khâu vết thương

11:42 26/11/2019

 

Vùng vết thương hở to cần phải được khâu lại để chúng mau lành và tránh để vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong tế bào biểu bì. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn khâu vết thương cơ bản để bạn có thể nắm được.

Các mũi khâu cơ bản gồm có mũi rời, mũi vắt và khâu nội bì. Ngoài ra còn có mũi khâu xa - gần tùy thuộc vào đặc tính vết thương đặc biệt khác nhau.

Hướng dẫn khâu vết thương theo kiểu mũi rời

Khâu mũi rời

Đây là loại kiểu khâu đi vào bờ mép da khoảng 0,5 cm. Kích thước mũi khâu này hơi to, khoảng 1,5cm tới 2 cm. 

Đặc điểm của loại khâu này là có độ chắc chắn tốt. Sau khi cắt chỉ, bạn cũng thấy việc tháo dỡ trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn rất nhiều so với các loại khác.

Trong trường hợp, vết thương bị tụ máu thì chỉ cần tháo 2 mũi là có thể xử lý lấy dịch được nhanh chóng. Đối với việc vết thương mang huyết thanh cũng vậy, bạn có thể khắc phục được gọn nhẹ mà không cần phải tháo hết chỉ trong khi vết thương còn hở quá nhiều. 

Bên cạnh ưu điểm đó thì nhược điểm của khâu mũi rời là tốn chỉ và rất mất thời gian. Do đó, không phải trường hợp nào, bác sĩ cũng chỉ định áp dụng loại này. Bạn nên hiểu rõ phần hướng dẫn khâu vết thương trên để có thêm kiến thức và tham khảo tư vấn từ bác sĩ để từ đó thấy yên tâm hơn về tình trạng của bản thân.

Hướng dẫn khâu vết thương kiểu mũi vắt

Khâu mũi vắt

Khác với loại mũi rời, khâu vết thương theo mũi vắt sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời. Quá trình thực hiện nhanh gọn hơn rất nhiều so với việc bạn phải làm từng mũi rời. 

Tuy nhiên, nhược điểm của loại này là kén người làm. Cụ thể, vết thương phải không có tụ máu hay ra dịch mới có thể làm được. Nếu tháo thì bạn phải tháo toàn bộ phần chỉ đã khâu nên khá ảnh hưởng tới việc lành lặn của vết thương. Trước khi áp dụng, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn khâu vết thương loại này như thế nào để bạn có thể hình dung được.

Hướng dẫn khâu theo kiểu nội bì

Khâu nội bì

Đây là một trong số kiểu khâu quá đặc biệt. Đó là 1 đầu chỉ sẽ được đi qua một hạt cườm. Mục đích là để cố định chúng tốt hơn sau các vòng khâu ở trong nội bì và từ đó, vết thương dễ khép kín, mau lành. 

Với loại này, đường sẹo sẽ gần như không có nên không gây mất thẩm mỹ. Do đó, các bác sĩ sẽ thường mô tả hướng dẫn khâu vết thương loại nội bì để mọi người hiểu rõ và khuyên nên áp dụng. 

Chi phí của chúng có thể cao hơn nhưng lại mang tới nhiều ưu thế. Mặc dù thế, với cách khâu này, bạn cần phải chăm sóc vết thương đúng cách nếu không chúng sẽ rất dễ bị nhiễm trùng.

Ngoài các loại kiểu khâu trên, một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp khâu riêng khác nhau như khâu xa gần, khâu đóng dính, …. 

Với những hướng dẫn khâu vết thương trên, hẳn rằng, các bạn đã hiểu rõ hơn về đường khâu của mình. Tuy nhiên, dù áp dụng theo cách nào, bạn đều cần nhớ vệ sinh sau khi khâu thật tốt để chúng mau chóng được lành lặn và không bị nhiễm khuẩn nhé. Y Tế Toàn Phúc - địa chỉ đáng tin cậy về dịch vụ khâu vết thương tại nhà. Bạn không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí đi bệnh viện mà còn được chăm sóc tận tình, chu đáo. Hãy liên hệ theo Hotline 094 345 0115 để được tư vấn, hỗ trợ.

Viết bình luận
zalo