Hai điều cần chú ý khi con bệnh: Mất nước và khó thở

Hai điều cần chú ý khi con bệnh: Mất nước và khó thở

09:44 22/01/2020

Trẻ em không ai là không bệnh hết. Vì cơ thể của chúng đang trưởng thành, hệ miễn dịch đang hoạt động. Sốt, ho, sổ mũi… là cách mà cơ thể của trẻ “chiến đấu” với bệnh tật. Từ khi đi nhà trẻ, trẻ bệnh nhiều hơn, là vì khi đi học, trẻ không chỉ chia sẻ với nhau đồ chơi, mà còn chia sẻ bệnh. Trẻ em bị bệnh, và bệnh là điều bình thường. Chỉ có điều, là cha mẹ, chúng ta không muốn chấp nhận điều bình thường đó mà thôi! Chúng ta không thể chịu đựng được khi thấy con bệnh. Dưới đây là một bài viết nhỏ về 2 vấn đề cần quan tâm khi con bệnh.

I. MẤT NƯỚC (DEHYDRATION)

Nhiều cha mẹ lo lắng vì con không chịu ăn uống gì khi bệnh. Nhưng thật ra, người lớn cũng vậy, khi bệnh đâu có ai muốn ăn gì đâu. Vì vậy, khi con bệnh, điều quan trọng không phải là ép con ăn, mà cần khuyến khích con uống nhiều nước.

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết con có bị mất nước hay không:

Khô miệng, hoặc nước bọt dẻo/đặc

Khóc nhưng không có nước mắt, hoặc rất ít nước mắt

Mắt thâm quầng

Thóp trũng đối với trẻ nhỏ

Trong vòng 6 đến 8 tiếng mà tiểu rất ít, hoặc nước tiểu đậm màu (đối với trẻ nhỏ)

Trong vòng 12 tiếng mà không đi tiểu hoặc nước tiểu đậm màu

Lưu ý

Dấu hiệu tốt nhất để biết con có bị mất nước hay không là nhìn vào màu nước tiểu của con.

Da khô, lạnh

Mệt mỏi

Điều gì xảy ra trong cơ thể khi bị mất nước

Hạ huyết áp: Khi mất nước, thể tích máu tụt xuống, làm áp suất trong máu hạ. Hạ huyết áp sẽ làm cho bé chóng mặt, hoặc ngất xỉu.

Tim đập nhanh: Huyết áp thấp nên máu sẽ chậm đến các cơ quan trong cơ thể. Để cân bằng điều đó, tim sẽ làm việc nhiều hơn, cực hơn bằng cách đập nhanh để bơm máu đến các cơ quan này. Tim đập nhanh sẽ làm cho bé mệt.

Thở nhanh: Tim làm việc nhanh để bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể nên phải cần nhiều oxy. Để bù đắp vào việc thiếu hụt oxy thì phổi cũng phải hoạt động liên tục.

Suy thận: Thận có chức năng lọc máu, giúp ổn định huyết áp. Nếu cơ thể bị mất nước, thận không nhận được lượng nước đủ để làm việc, do đó sẽ làm việc không hiệu quả.

Làm gì khi bị mất nước

Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, cho bé bú thường xuyên để bù vào lượng nước bị mất

Nếu bé đã ăn dặm, mẹ có thể cho bé dung dịch bù nước.

Không nên cho bé uống nước trái cây hoặc nước uống có gas, đặc biệt nếu bé đang có vấn đề về đường ruột hoặc ói mửa.

Nếu bé không thể dung nạp được nước vì có vấn đề về nuốt, bé cần dduocj bác sĩ thăm khám để được truyền dịch tại nhà một cách nhanh nhất.

II. KHÓ KHĂN KHI THỞ

Bé sơ sinh thở trung bình 60 lần/phút, người lớn thở 12-20 lần/phút. Các lần thở của bé sơ sinh thường nhanh, ngắn. Bé sơ sinh thở trên 60 lần/phút được gọi là thở nhanh, bé thở nhanh sẽ dễ mệt. Cha mẹ cần lưu ý điều này.

Nếu bé thở hơn 60 lần/phút, có vẻ ủ rũ, xanh xao, ho hơn bình thường, sốt trên 38 độ, khó khăn khi thở, không thể bú/ăn bình thường vì khó thở, hoặc mỗi lần thở thì các cơ phụ (accessory muscles) như cơ dưới sườn và cổ thóp lại mỗi lần thở, các bố mẹ hãy lập tức gọi bác sĩ hoặc đưa bé đến bệnh viện ngay.

Đối với các bé có tiền sử bị hen suyễn (asthma) thì cha mẹ có thể chuẩn bị sẵn thuốc cho con để giúp con thở dễ dàng hơn.

Trên đây là hai vấn đề cần quan tâm khi con ốm. Với phương châm đồng hành cùng trẻ em trên mọi phương diện, Y Tế Toàn Phúc với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm, tận tình. Chúng tôi cung cấp dịch vụ truyền nước biển tại nhà đảm bảo an toàn. Hãy liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay theo Hotline: 0943450115 để được chăm sóc y tế sớm nhất.

Viết bình luận
zalo