Dùng thuốc như thế nào để điều trị đau dạ dày?

Dùng thuốc như thế nào để điều trị đau dạ dày?

07:55 17/02/2020

Để khắc phục một số bệnh liên quan đến dạ dày, nhiều người đã tự mua thuốc để sử dụng. Tuy nhiên, kết quả lại đi ngược với mong muốn của họ. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng này?

Dạ dày giữ một vai trò hết sức quan trọng, là một cái túi chứa thức ăn, nơi nhào trộn thức ăn với dịch vị, khởi đầu cho quá trình tiêu hóa. Đây cũng là nơi rất thuận lợi để phát sinh một số bệnh, như: rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày-tá tràng, nặng hơn nữa là ung thư…

Bệnh lý phức tạp

Dạ dày là một tạng rỗng nằm ở vùng giữa bụng trên rốn, từ chuyên môn gọi là vùng thượng vị, với hai chức năng chính là chức năng vận động và chức năng bài tiết và có rất nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày. Bệnh biểu hiện bằng triệu chứng đa dạng và phức tạp, với nhiều bệnh lý khác nhau từ nhẹ nhất là rối loạn tiêu hóa đến viêm dạ dày và viêm loét dạ dày - tá tràng, nặng hơn nữa là ung thư. Trong đó, các triệu chứng chung phổ biến nhất là đau vùng thượng vị, kém ăn, ợ hơi - ợ chua, nôn và buồn nôn, chảy máu tiêu hóa…

Bệnh đau dạ dày thuốc nhóm bệnh khá phức tạp và rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, vì bệnh liên quan nhiều đến triệu chứng chức năng chủ quan của người bệnh và hơn nữa đây là bệnh mà người bệnh thường tự điều trị một thời gian dài không khỏi mới đến với thầy thuốc.

Triệu chứng phát hiện bị đau bao tử

Người bệnh thường có những triệu chứng như bị đau bụng khu vực ở phía trên tới phía dưới các xương sườn. Cơn đau thường diễn ra sau khi ăn 2-3h, hoặc có thể diễn ra vào ban đêm. Cơn đau sẽ mạnh hơn khi bụng đói, giảm nhẹ khi dung nạp thức ăn, sử dụng thuốc giúp trung hòa axit.

Triệu chứng nôn, buồn nôn thường xuất hiện buổi sáng lúc đánh răng. Ăn không tiêu vì hệ tiêu hóa không được khỏe mạnh, hay bị ợ chua vào buổi sáng sớm hoặc sau khi ăn tầm 3-4h. Cơ thể mệt mỏi, chán ăn dẫn tới sụt cân nặng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể đau tức ngực, khó nuốt, đắng miệng

Khi phát hiện cơ thể có các triệu chứng nghi ngờ bị bệnh, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp điều trị bệnh hiệu quả, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Dùng thuốc như thế nào?

Hiện nay, nhờ những tiến bộ của y học hàng loạt thuốc điều trị dạ dày ra đời, đặc biệt là bệnh dạ dày do viêm loét. Tùy theo tình trạng của bệnh, thầy thuốc chuyên khoa sẽ có sự lựa chọn thuốc.

Có thể chỉ dùng thuốc một thuốc kháng axít như: Maalox, Stomafar, hay có khi cho dùng thuốc chống tiết axít mạnh như: thuốc kháng thụ thể H2 như Cimetidin, Ranitidin, Famotidin hoặc thuốc ức chế bơm proton như: Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Esomeprazol. Thông thường phác đồ điều trị bệnh đau dạ dày đã có loét phải kéo dài.

Để làm lành hẳn tổn thương, vết loét ở niêm mạc phải điều trị từ 1 - 2 tháng, thời gian điều trị có thể rút ngắn hơn nếu bác sĩ khám thấy đã khỏi, nhưng có khi phải kéo dài hơn khi chưa thấy cải thiện tình trạng bệnh hoặc để chống tái phát. Vì vậy, người bệnh đừng vì thấy uống thuốc vài ngày đỡ đau mà ngưng bỏ thuốc, không tiếp tục dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị; cần kiên trì trong điều trị, không thay đổi thuốc lung tung.

Đặc biệt, do hiện nay đã xác định vi khuẩn có tên Helicobacter pylori có liên quan đến bệnh đau bao tử, nên có phác đồ điều trị dùng thuốc kết hợp với các kháng sinh như: tetracyclin, amoxicillin, metronidazol, clarithromycin... thường dùng phác đồ điều trị 3 thuốc, trong đó có 2 kháng sinh, thậm chí 4 thuốc. Trường hợp này nếu không tuân thủ theo chỉ định dùng kháng sinh theo toa, mà nghe theo lời mách bảo hoặc đọc trong sách báo rồi người bệnh tự chẩn đoán bệnh và tự ý mua kháng sinh dùng bừa bãi, sẽ gây nên tình trạng kháng thuốc, gặp khó khăn cho điều trị về sau.

Chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi

Để điều trị hiệu quả bệnh lý bao tử, ta cần phải phối hợp tốt chế độ ăn uống: không nên ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, chất béo, phải đầy đủ các chất dinh dưỡng. Không uống rượu, không hút thuốc lá. Không nên ăn quá nhanh, nhai không kỹ. Ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá khuya bữa ăn cuối cùng trước lúc ngủ ít nhất 4 giờ. Không ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài, phiền muộn quá đáng.

Với phương châm đồng hành cùng người bệnh trên mọi phương diện, Y Tế Toàn Phúc với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm, tận tình với bệnh nhân. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ truyền dịch tại nhà an toàn. Hãy liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay theo Hotline: 0943450115 để được chăm sóc y tế sớm nhất.

XEM THÊM >>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Truyền dịch tại nhà ở TP.HCM

XEM THÊM >>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Truyền đạm tại nhà ở TP.HCM

XEM THÊM >>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Truyền nước biển tại nhà ở TP.HCM

Viết bình luận
zalo