Đau dạ dày có nên truyền nước không?

Đau dạ dày có nên truyền nước không?

09:11 03/06/2020

Hiện nay, số người mắc bệnh đau dạ dày đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Trang bị kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng đau dạ dày và các phương pháp điều trị là điều cần thiết giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Đau dạ dày là đau ở đâu?

Dạ dày nằm giữa thực quản và tá tràng, là bộ phận tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể. Vai trò của dạ dày là để chứa và tiêu hóa thức ăn mà con người nạp vào mỗi ngày. Hình dạng và vị trí của dạ dày biến đổi theo sự biến đổi của thể vị và dung lượng thức ăn nhiều hay ít.

Vị trí đau dạ dày là đau ở đâu?

  • Đau vùng thượng vị: Vùng thượng vị là vùng bụng ở phía trên rốn và dưới xương ức. Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ và căng tức vùng thượng vị. Từ đây, cơn đau có thể lan sang vùng lưng và ngực, dẫn đến đau tức ngực đột ngột.
  • Đau vùng bụng giữa: Có rất nhiều cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa nằm ở vị trí giữa bụng. Bởi vậy, rất khó để người bệnh phân biệt xem mình mắc bệnh đau dạ dày hay mắc các bệnh khác. Thông thường, nếu đau dạ dày ở vùng bụng giữa, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng như: khó tiêu, buồn nôn, đầy bụng, ợ chua, kèm theo đó là những cơn đau quặn thắt hoặc đau âm ỉ. Bệnh nhân cần đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
  • Đau dạ dày phía trên bên trái: Nếu thấy xuất hiện cảm giác nóng bụng, đau âm ỉ, đau tăng lên khi đói ở vị trí phía trên bên trái, khả năng cao bạn đã mắc đau dạ dày. Thông thường, đau ở vị trí này thường là do viêm loét dạ dày gây nên.

Đau dạ dày (bao tử) là gì?

Đau dạ dày là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa. Để hiểu chính xác “đau dạ dày là gì”, độc giả cần phải nắm được cấu tạo chung của dạ dày trong cơ thể. Về mặt giải phẫu, dạ dày chia làm 3 phần: vùng đáy, vùng thân và vùng hang. Tâm vị là chỗ nối giữa thực quản và dạ dày, môn vị là chỗ nối giữa dạ dày và tá tràng. Niêm mạc dạ dày là các tuyến vùng môn vị và tâm vị bài tiết chất nhày. Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do các vết viêm loét gây nên.

Đau dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

  • Xuất huyết dạ dày
  • Thủng dạ dày
  • Hẹp môn vị
  • Viêm dạ dày mạn tính
  • Ung thư dạ dày

Triệu chứng đau dạ dày (bao tử)

Khi bị đau dạ dày, người bệnh sẽ thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng điển hình như:

Đau dạ dày buồn nôn

Buồn nôn là một trong những triệu chứng điển hình của đau dạ dày. Dạ dày đảm nhiệm chức năng tiêu hóa của cơ thể. Khi dạ dày gặp vấn đề, thức ăn đi vào cơ thể không được tiêu hóa hết gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày. Thức ăn trong dạ dày sẽ bị đẩy ra ngoài qua đường miệng khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn và nôn.

Sôi bụng đau dạ dày

Bụng có cảm giác rất khó chịu, sôi lên, ậm ạch khi đói. Sau khi ăn lại thấy bụng đầy lên, khó tiêu, không tiêu hóa được.

Đau dạ dày đi ngoài lỏng

Thức ăn bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày sẽ tác động trực tiếp đến dạ dày. Khi bị đau dạ dày, những món ăn lạ, có tính lạnh như hải sản hay đồ ăn có tính cay nóng,.. đều có nguy cơ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, đi ngoài lỏng. Kèm theo đó là triệu chứng đau bụng dữ dội và dai dẳng, cơ thể toát mồ hôi, mệt mỏi, uể oải. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi thức ăn đào thải hết ra ngoài. Khi đau dạ dày đi ngoài lỏng, bạn có thể dùng búp ổi non hoặc ăn chuối để khắc phục.

Ợ hơi, ợ chua do đau dạ dày

Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân đau dạ dày. Sự vận động của dạ dày bị rối loạn khiến thức ăn khó tiêu, không tiêu hóa hết lên men và sinh ra hơi. Cùng với đó, acid dịch vị dạ dày cũng tăng tiết nhiều để tiêu hóa thức ăn, dạ dày phải co bóp nhiều gây ra đau. Do vậy mà người bệnh bị ợ hơi, hoặc ợ chua, ợ ra chất đắng như mật.

Đau dạ dày sút cân đột ngột

Hiển nhiên, dạ dày tổn thương sẽ khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể giảm đi. Đồng thời, người bệnh cũng cảm thấy ăn không ngon, chán ăn. Vì vậy, sút cân, cơ thể gầy yếu là tình trạng thường thấy của bệnh nhân đau dạ dày.

Đau bụng

Đau ở vùng thượng vị, vùng giữa bụng và vùng phía trên bên trái như đã nói ở trên.

Nguyên nhân đau dạ dày

Trong một cuộc khảo sát của Việt Nam Forestry đối với các bệnh nhân đau dạ dày.

  • 85% bị nhiễm vi khuẩn.
  • 80% bị stress.
  • 35% sử dụng kháng sinh thường xuyên.
  • 40% uống rượu bia và hút thuốc.

Chế độ ăn uống bất hợp lý, thiếu khoa học

Đây được xem là một trong những nguyên nhân điển hình nhất gây nên bệnh đau dạ dày. Những thói quen xấu như ăn uống không đúng giờ, ăn quá nhanh, nhai không kỹ, bỏ bữa, ăn nhiều đồ cay nóng,… sẽ tác động xấu đến dạ dày, khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, gây nên tổn thương và đau dạ dày.

Đau dạ dày do vi khuẩn HP

Theo nghiên cứu 70% bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày là do nhiễm khuẩn HP. Vi khuẩn HP tồn tại, trú ngụ trong các thực phẩm bẩn, không an toàn sẽ tấn công dạ dày, khiến cho dạ dày bị đau, viêm, loét, ung thư.

Thuốc lá

Thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến phổi mà còn là “khắc tinh” của dạ dày. Trong thuốc lá có chứa chất nicotine làm thúc đẩy sự bài tiết của acid clohydric và pepsin. Chúng sẽ làm mòn niêm mac dạ dày, ức chế việc tổng hợp các chất bảo vệ và phục hồi niêm mạc, khiến dạ dày bị tổn thương. Vì vậy, những người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ bị đau dạ dày rất cao.

Uống nhiều bia rượu

Không cần nói nhiều thì ai cũng đã biết rượu bia rất có hại cho sức khỏe. Trong rượu bia có chứa cồn khiến lớp nhầy niêm mạc dạ dày bị phá hủy, dẫn đến viêm loét, chảy máu dạ dày, thậm chí là thủng dạ dày nếu không điều trị bệnh kịp thời.

Do stress, căng thẳng kéo dài

Tinh thần quá căng thẳng khiến dạ dày co thắt, nhu động ruột bị kích động khiến bệnh đau dạ dày càng trở nên trầm trọng hơn.

Đau dạ dày có nên truyền nước không?

Có rất nhiều cách chữa đau dạ dày hiện nay. Mỗi phương pháp điều trị lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. 

Thuốc kháng sinh và các thuốc kháng axit có thể được sử dụng để điều trị đau dạ dày mạn tính gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori. Ngoài ra, bạn nên tránh uống nhiều bia rượu và tránh sử dụng các loại thuốc như ibuprofen, naproxen và aspirin trong quá trình điều trị.

Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để hạn chế nồng độ axit trong dạ dày:

  • Kháng sinh histamin-2 (H2): famotidine, Cimetidine, Ranitidine và Nizatidine;

  • Các chất ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole, Esomeprazole, Iansoprazole, Rabeprazole and Pantoprazole.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được truyền dịch và các thuốc khác để làm giảm nồng độ axit nếu bệnh viêm dạ dày chuyển biến nặng hơn.

Mỗi người có một tình trạng bệnh khác nhau. Không thể không nói, việc theo dõi điều trị sẽ giúp cải thiện được bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu bạn quá bận, hay muốn giảm thời gian đi lại, chờ đợi tại các phòng khám, bệnh viện, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại nhà. Dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà, truyền nước biển tại nhà. Liên hệ số hotline 094 345 0115 để được tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ phù hợp cho bạn.

Viết bình luận
zalo