Có nên truyền dịch khi người đang sốt?

Có nên truyền dịch khi người đang sốt?

04:06 11/01/2020

Có nhiều chủng virut khác nhau, các týp khác nhau gây bệnh sốt. Bệnh sốt xảy ra quanh năm nhưng dễ gặp trong mùa đông xuân. Khi bị sốt do cúm, một số người được chỉ định truyền dịch tại nhà. Nếu điều trị không đúng cách, sẽ gây những nguy hiểm cho cơ thể.

Sốt virus ở trẻ em và người lớn

Khi bị nhiễm virus cơ thể sinh ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập của virus. Sốt là một trong các triệu chứng của đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Sốt cao hay trung bình còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đối với một người bình thường khi bị virus tấn công dẫn đến sốt gọi là sốt virus.

Các loại virus hay gặp như sởi, thủy đậu gây viêm phổi... Tuy nhiên phổ biến nhất là virus gây bệnh đường hô hấp. Không chỉ vậy, bệnh sốt virus này còn có thể lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp và tiêu hóa, có thể lây lan rất nhanh thành dịch.

Khi bị sốt virus, người bệnh thường có những biểu hiện như sốt cao liên tục hoặc sốt vào buổi chiều hoặc buổi đêm. Khi sốt thân nhiệt người bệnh có thể lên 39 độ C đến 40 độ C, nếu tình trạng này xảy ra ở trẻ nhỏ có thể gây co giật ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sau này.

Cũng có những trường hợp khác chỉ bị sốt nhẹ và có thể bị phát ban sau 2 – 3 ngày. Đi kèm với sốt, người bệnh có thể bị ho, chảy nước mũi, một số bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ em khi mắc sốt virus có thể bị viêm hạch ở đầu, cổ, mặt. Khi hạch sưng to sẽ làm cho trẻ đau đớn và quấy khóc.

Sốt virus ở trẻ em nếu như không được phát hiện và chữa trị thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể gây ra tình trạng viêm đường hô hấp, viêm cơ tim và hay gặp nhất là biến chứng não. Khi trẻ nhỏ bị sốt quá cao có thể gây ra hiện tượng co giật và làm ảnh hưởng không nhỏ tới não bộ non nớt của trẻ.

Có nên truyền dịch khi người đang sốt?

Các chuyên gia y tế cho hay, dịch truyền có nhiều loại tùy theo tác dụng, trong đó phổ biến là loại cung cấp đường, muối và chất điện giải như glucose 5%, 10%; đạm cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng...

Dịch truyền là dạng thuốc cần thiết trong trường hợp bệnh nặng cần cấp cứu hoặc trong trường hợp người bệnh không thể uống thuốc. Nhưng dùng loại dịch truyền nào, liều lượng ra sao phải tùy vào từng trường hợp cụ thể và có sự theo dõi của thầy thuốc.

Chỉ nên truyền dịch tại nhà khi nào?

Truyền dịch tại nhà khi có sự chỉ định của bác sĩ và đã thực hiện các xét nghiệm để biết cơ thể bệnh nhân thiếu và thừa chất gì. Việc bổ sung đúng các chất sẽ giúp bệnh tình bệnh nhân được cải thiện nhanh chống.

Trong cơ thể của mỗi con người đều có các chỉ số trung bình trong máu, về các chất đạm, đường, muối, các chất điện giải... Nếu một trong các chỉ số trung bình trên còn thấp hơn mức độ chỉ số bình thường cho phép thì lúc đó chúng ta mới bù đắp. Để quyết định bệnh nhân có cần truyền dịch hay không, các bác sĩ thường hay dựa vào các kết quả của xét nghiệm để thấy được trường hợp nào cần thiết và trường hợp nào chưa cần thiết để truyền bổ sung và số lượng bổ sung là bao nhiêu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt dù các bác sĩ chưa có được những kết quả xét nghiệm vẫn phải cho bệnh nhân truyền dịch tại nhà, đó là khi bệnh nhân bị mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng nặng, bị ngộ độc, trước và sau khi phẫu thuật...

Thực tế, trẻ bị sốt do virut chỉ nên truyền dịch tại nhà khi nghi sốt xuất huyết với các biểu hiện ngoài da đi kèm. Cũng có những trường hợp cúm bị sốt cao được bác sĩ chỉ định truyền dịch, đó là những bệnh nhi sốt cao, nôn liên tục, không ăn uống được, tiêu chảy mất nước, người mệt lả... thì phải bổ sung dinh dưỡng qua đường truyền và phải được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

Tùy từng nhóm dịch truyền sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Việc truyền dịch tại nhà có tác dụng trong các trường hợp bệnh cụ thể:

- Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng gồm dung dịch glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin chỉ nên truyền cho đối tượng phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không ăn được bằng đường miệng, không tiêu hóa được thức ăn…

- Nhóm cung cấp nước, các chất điện giải như dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%... dùng trong trường hợp mất nước, mất máu khi bị tiêu chảy, bỏng, ngộ độc.

- Nhóm đặc biệt như dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử... chỉ dùng cho trường hợp cần bù nhanh chất albumin, lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Với phương châm đồng hành cùng người bệnh trên mọi phương diện, Y Tế Toàn Phúc với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm, tận tình với bệnh nhân. Chúng tôi cung cấp dịch vụ truyền dịch tại nhà đảm bảo an toàn. Hãy liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay theo Hotline: 0943450115 để được chăm sóc y tế sớm nhất.

Viết bình luận
zalo