Có nên nặn mủ vết thương không?

Có nên nặn mủ vết thương không?

11:26 26/11/2019

Vết thương hở là nơi các loại vi khuẩn ký sinh phát triển. Vậy có nên nặn mủ vết thương không?  Hãy cùng theo dõi để biết cách xử lý trong bài viết dưới đây nhé.

Vi khuẩn làm tổ và phát triển nhiều tại vùng vết thương. Nhất là trong đặc điểm thời tiết ẩm ướt, sự xâm nhập của chúng lại càng nhiều và khó tránh khỏi. Chính vì thế, bạn nên nặn mủ nhưng cần thực hiện đúng phương pháp để đảm bảo độ an toàn.

Vết thương khi mưng mủ là có sự dấu hiệu của nhiễm trùng

Trước khi tìm hiểu có nên nặn mủ vết thương không bạn cần phải hiểu rõ hơn về chúng. Cụ thể, dấu hiệu rõ nhất của sự nhiễm trùng là vết thương mưng mủ. Quan sát kỹ, bạn sẽ thấy có hiện tượng mủ dịch vàng chảy ra kèm theo mùi hôi khó chịu.

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là việc vệ sinh không sạch sẽ hoặc trong quá trình sơ cứu còn sót lại các dị vật. Chính vì thế, vết thương tấy lên và đau tăng dần, thậm chí bạn còn có thể mệt mỏi kèm theo sốt cao toàn thân.

cách điều trị vết thương nhiễm trùng mưng mủ

Cách xử lý các vùng vết thương hở có mủ

Nên nặn mủ vết thương đúng cách

Thực ra, tình trạng vết thương mưng mủ không quá nguy hiểm như nhiều người nghĩ. Nếu gặp phải tình trạng này thì bạn nên bình tĩnh. Nhiều người thắc mắc có nên nặn mủ vết thương không thì câu trả lời là có nhé. Nhưng bạn cần làm đúng cách theo hướng dẫn sau để đảm bảo sự an toàn.

Bước 1: Làm sạch vết thương

Đây là bước đầu tiên và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho vết thương. Hãy sử dụng dung dịch muối sinh lý bạn vẫn sử dụng hàng ngày để súc miệng (loại 0,9%) để thực hiện. 

Tiến hành cắt mở vết thương nho nhỏ để lấy nước muối sinh lý lau rửa sạch. Hãy đổ nước muối từ vùng sạch đến vùng chữa được sạch hẳn 2 - 3 lần. Tiếp tới, lấy gạc để thấm khô vùng nước vừa đổ vào. Bạn không có gạc thì có thể sử dụng tăm bông cũng được nhé. Lưu ý khi thực hiện việc rửa này, tay bạn cần phải sạch sẽ để tránh vi khuẩn lây lan ra vết thương hở.

Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý

Bước 2: Loại bỏ mủ và vi khuẩn

Muốn nhiễm trùng không bị lây lan rộng trên vết thương thì bạn cần phải loại bỏ mô hoại tử cùng các dịch mủ chảy ra. Thực hiện bằng cách quấn gạc quanh ngón tay để quá trình làm của bạn được đảm bảo vệ sinh nhất. Hãy lấy 2 ngón tay này để tác động nhẹ lên vùng mủ, ấn nhẹ nhàng thôi nhé, không nên làm quá mạnh sẽ gây ra đau nhức. Lượng mủ chảy ra, bạn cần lấy ngay một miếng bông hoặc gạc thấm đi. Cứ như vậy cho tới khi mủ được đưa ra bên ngoài hết thì dùng khăn mềm hoặc bông để lau sạch.

Bước 3: Băng vết thương

Cuối cùng, bạn sẽ tiến hành băng gạc vết thương và sử dụng các thuốc bột có khả năng làm se khít tế bào biểu bì và gia tăng sự liên kết protein để làm tăng khả năng hấp thụ và ổn định tế bào da.

Cần chú ý gì trong quá trình nặn mụn?

Lưu ý cần nhớ khi nặn mủ

Như vậy với chia sẻ trên, hẳn bạn đã hiểu có nên nặn mủ vết thương hay không. Thế nhưng, chúng tôi vẫn muốn lưu ý thêm với bạn một số điều sau để việc thực hiện được hiệu quả nhất.

Đó là bạn cần phải vết thương luôn được sạch sẽ, thoáng không khí. Nếu ngứa thì bạn tuyệt đối không được gãi hay tác động lực mạnh. Chỉ lần dùng đầu ngón tay ấn nhẹ xung quanh vết thương để giảm bớt ngứa ngáy. 

Trên đây là câu trả lời có nên nặn mủ vết thương hay không và cách hướng dẫn xử lý vùng da bị thương có mủ. Nếu thấy tình trạng nghiêm trọng thì bạn nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để có được sự hỗ trợ kịp thời. Y Tế Toàn Phúc luôn sẵn lòng phục vụ chăm sóc vết thương cho bạn tại nhà, đảm bảo nhanh và an toàn tuyệt đối. Hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ Hotline 094 345 0115 để được hỗ trợ.

Viết bình luận
zalo