Biểu hiện sốc phản vệ khi truyền dịch?

Biểu hiện sốc phản vệ khi truyền dịch?

10:20 17/05/2020

Sốc phản vệ khi truyền dịch xảy ra do tốc độ truyền quá nhanh. Sốc có thể xảy ra tức thì, trong hoặc sau khi tiêm truyền dịch. Nhận biết các biểu hiện sốc phản vệ khi truyền dịch.

1. Sốc phản vệ là gì?

Tên gọi khác: Anaphylactic shock.

- Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng cấp tính xảy ra nghiêm trọng gây nguy cơ tử vong cao. Bệnh biểu hiện nhanh có thể xuất hiện ngay lập tức, trong vòng vài giây hoặc sau vài phút dùng thuốc hay tiếp xúc với vật thể lạ (đối với cơ thể) gây dị ứng.

- Theo thống kê 1-2% dân số thế giới đã từng bị sốc phản vệ, ở châu Âu tỷ lệ này là 4-5 trường hợp trên 10.000 dân, ở Mỹ là 58,9 ca mắc bệnh/100.000 dân. Chưa có thống kê tình trạng sốc phản vệ ở Việt Nam, tuy nhiên sốc phản vệ do thuốc vẫn xảy ra thường xuyên, gặp ở mọi nơi.

2. Biểu hiện sốc phản vệ khi truyền dịch

Có nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do thuốc. Sốc phản vệ do thuốc thường gặp nhất do các loại thuốc viêm giảm đau, giãn cơ, gây tê gây mê... Việc truyền dịch cũng có thể gây biến chứng sốc phản vệ.

Tai biến sốc phản vệ khi truyền dịch thường xảy ra với các trường hợp người bệnh không có sự giám sát của cán bộ y tế. Sốc phản vệ xảy ra thường do tóc độ truyền dịch quá nhanh, áp lực thẩm thấu cao.
Các nguyên nhân khác có thể dẫn tới sốc phản vệ khi truyền dịch như: dụng cụ tiêm truyền không đảm bảo vô trùng, cơ địa bệnh nhân dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần thuốc mà không biết... Các biểu hiện sốc phản vệ khi truyền dịch như: vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch đập nhanh, huyết áp tụt. 

Sốc phản vệ có thể xảy ra ngay tức thì, trong hoặc sau khi truyền dịch xong. Thực tế ghi nhận nhiều trường hợp có biểu hiện sốc phản vệ khi truyền dịch được vài phút. Khi đó, bệnh nhân đột nhiên rét run, sốt cao lên tới 39-40 độ C, ra mồ hôi, huyết áp tụt, thở gấp... Các biểu hiện rất nặng nếu không được xử trí kịp thời sẽ đe dọa tính mạng người bệnh.

3. Phòng ngừa bệnh sốc phản vệ

Sốc phản vệ xảy ra rất sớm, đôi khi lại muộn có thể sau vài giờ, tuy nhiên khi sốc phản vệ xảy ra sẽ diễn biến rất nhanh có thể ngay từ những phút đầu tiên trong vòng 1-2 phút hoặc sau vài giờ rồi chuyển sang nguy kịch, lúc này rất khó để cấp cứu xử lý. Vì vậy, cần lưu ý để phòng tránh sốc phản vệ khi có thể:

- Khi bạn bị dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với bất cứ loại thuốc nào hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chuẩn đoán và kê đơn hợp lý. Vì rất có thể bạn sẽ bị dị ứng khi dùng thuốc.

- Khi đang tiêm truyền thuốc, nếu có bất cứ vấn đề gì như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi… thông báo ngay cho bác sĩ để dừng tiêm và kịp thời xử lý sốc phản vệ.

- Do cơ địa của mỗi người nên khi tiêm thuốc xong cần ở lại bệnh viện hoặc phòng tiêm 15-30 phút, không nên ra về ngay vì có thể xảy ra sốc phản vệ muộn.

- Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đúng với chỉ định của bác sĩ.

Sốc phản vệ có diễn biến nhanh, nếu không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Người có tiền sử dị ứng, sốc phản vệ với một loại thuốc nào đó hoặc di truyền cần báo cho bác sĩ trước khi được kê toa thuốc để giảm thiểu nguy cơ sốc phản vệ do thuốc gây ra.

Đi vào hoạt động trong nhiều năm, Y tế Toàn Phúc có đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh luôn đưa ra kết quả đánh giá xác thực để kịp thời điều trị cùng với nhiều lời khuyên tốt nhất cho sức khỏe của bạn. Ngoài ra trung tâm còn cung cấp các dịch vụ truyền nước biển tại nhà, chăm sóc y tế tại nhà. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 094 345 0115, bạn sẽ nhận câu trả lời nhanh nhất.
 

Viết bình luận
zalo