Bị sốc khi truyền dịch tại nhà xử lý như thế nào?

Bị sốc khi truyền dịch tại nhà xử lý như thế nào?

08:37 18/12/2019

Tiêm, truyền dịch, nước tại nhà là phương pháp phổ biến nhất hiện nay đem lại hiệu quả tốt hơn so với phương pháp uống. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ khả năng để thực hiện việc đó. Truyền dịch tại nhà chỉ có những y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên hoặc bác sỹ đã được qua đào tạo và thực tế mới có thể thực hiện được phương pháp này cho bệnh nhân.

Nếu không làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến trường hợp bệnh nhân bị sốc, thậm chí là những biến chứng nguy hiểm. Để hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra, Y Tế Toàn Phúc xin lưu ý với các bạn một số vấn đề sau đây:

Truyền dịch tại nhà và một số nguy cơ nguy hiểm:

Một nguyên tắc khi thực hiện việc tiêm truyền đó chính là phải thực hiện theo sự chỉ định của bác sĩ. Bởi vì, dịch truyền có nhiều loại với thành phần và nồng độ khác nhau cho nên tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có sự hướng dẫn phù hợp, nếu bệnh nhân tự ý thực hiện sẽ dẫn đến việc sử dụng dịch truyền không thích hợp dẫn đến tai biến xảy ra.

Một số tai biến có thể xảy ra như: đau, phù nề, vỡ tĩnh mạch làm bầm tím tại điểm tiêm. Hoặc nếu dùng dịch truyền bừa bãi có thể gây nên rối loạn điện giải, phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, suy hô hấp, suy tim...hoặc thậm chí là tử vong.

Trong số các nguy cơ, một nguy cơ thường gặp nhất chính là sốc, đặc biệt hay gặp khi truyền dịch tại nhà. Những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này là:

  • Do cơ địa không thích ứng được với dịch truyền dẫn đến bị dị ứng hoặc dị ứng với các loại kháng sinh được pha trong dịch truyền. Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị sốc rất nhanh và rất khó xử lý.
  • Ngoài ra sốc khi truyền dịch còn do chất lượng thuốc, dụng cụ tiêm truyền không đảm bảo vô trùng hoặc do tốc độ truyền quá nhanh.

Trên thực tế đã có nhiều trường hợp tử vong do không xử lý được hiện tượng sốc trong lúc truyền dịch, đặc biệt là khi truyền dịch tại nhà không có người chuyên trách theo dõi và kiểm tra. Chính vì thế để đảm bảo an toàn khi tiêm truyền người nhà và bệnh nhân cần làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý thực hiện việc tiêm truyền.

Các cách xử lý sốc truyền dịch như thế nào:

Khi tiêm truyền tại cơ sở y tế hay truyền dịch tại nhà, bệnh nhân bị sốc dịch truyền sẽ có những triệu chứng như: sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi, rét run, khó thở, mạch nhanh... khi thấy người bệnh xuất hiện những dấu hiệu này thì phải ngừng truyền ngay, ủ ấm cho bệnh nhân và báo ngay cho bác sĩ phụ trách để tìm được nguyên nhân gây sốc và hướng dẫn xử lý.

Sau đây là những trường hợp cụ thể và cách xử lý để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân:

Dịch truyền không chảy được:

+ Do kim bị lệch, lỗ kim áp vào thành mạch. Cần điều chỉnh lại kim và kê lại đốc kim.

+ Do mạch kẹp, xử lý bằng cách dùng bàn tay vuốt nhẹ theo đường về của tĩnh mạch để dồn máu.

+ Do tắc kim: tạm thời gập 1-2 khúc của đoạn dây truyền, rồi buông nhanh, dịch truyền sẽ dồn mạnh xuống làm cho thông kim. Nếu không được thì phải thay kim.

Phồng nơi tiêm: do tiêm ra ngoài thành mạch hoặc mũi vát của kim chưa vào đủ sâu trong lòng mạch. Trường hợp này phải tiêm lại hoặc tiêm chỗ khác, lưu ý nếu là dung dịch ưu trương thoát ra ngoài thì ngừng truyền ngay và báo cho bác sĩ chuyên trách.

Phù phổi cấp: thường xảy ra đối với những người mắc bệnh cao huyết áp, suy tim. Nguyên nhân gây ra tai biến này là do truyền quá nhanh, khối lượng nhiều, xuất hiện những dấu hiệu như: đau ngực, khó thở dữ dội, sắc mặt tím tái...khi mắc phải vấn đề này cần ngừng truyền ngay và báo với bác sĩ để chuẩn bị phương tiện xử lý.

Để đảm bảo được sự an toàn cũng như xử lý kịp thời các biến chứng khi truyền dịch tại nhà, bệnh nhân cần được tư vấn và hướng dẫn từ các bác sĩ có chuyên môn. Hãy liên hệ với Y Tế Toàn Phúc để được thăm khám và chữa trị một cách toàn diện và hiệu quả nhất. Thông qua Hotline: 094 345 0115

Viết bình luận
zalo