Bệnh tiêu chảy cấp do Rota virus có lây không?

Bệnh tiêu chảy cấp do Rota virus có lây không?

08:42 15/01/2020

Bệnh tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân từ Rota Virus chiếm tỉ lệ lớn nhất. Bệnh thường là nguyên nhân gây nên nhiều ca bệnh nguy kịch và tử vong ở trẻ nhỏ. Nhiều phụ huynh có thắc mắc rằng bệnh tiêu chảy do Rota virus có lây không? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

1. Bệnh tiêu chảy cấp do Rota virus là bệnh gì, có biểu hiện ra sao?

Tiêu chảy cấp do Rota virus là bệnh cấp tính do virus gây nên. Rota Virus là virus dạng hình khối cầu 20 mặt, đường kính trung bình 65-70nm, hạt nhân là acid nucleic, xung quanh được bao bọc bởi hai sợi capsid. Trong đó, lớp ngoài cùng tạo nên hình vòng nên virus mới có tên gọi là Rota (bánh xe). Rota Virus sống bền vững trong môi trường, có thể sống nhiều giờ trên bàn tay và nhiều ngày trên các bề mặt rắn. Loại virus này vẫn có khả năng gây bệnh khi sống trong phân một tuần. Do những tính chất này mà virus Rota đã trở thành nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh và trẻ nhỏ.

Rota virus

Trẻ bị bệnh ban đầu sẽ có triệu chứng của tiêu chảy đi cầu phân lỏng từ 4 lần/ ngày, sau đó bệnh tiến triển với các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, mất nước dễ dẫn tới trụy mạch và tử vong nếu không điều trị kịp thời. Cụ thể, sau khi bị nhiễm bệnh tiêu chảy cấp khoảng 1-2 ngày, trẻ có triệu chứng nôn và tiêu chảy, nôn xuất hiện trước tiêu chảy khoảng 6-12 giờ và có thể kéo dài 2-3 ngày, trẻ nôn nhiều vào ngày đầu và giảm dần khi bắt đầu tiêu chảy. Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần, kéo dài từ 3-9 ngày. Các triệu chứng kèm theo như sốt vừa, đau bụng, có thể ho và chảy nước mũi.

Tiêu chảy cấp ở trẻ em gây nôn và tiêu chảy nhiều lần trong ngày nên trẻ nhiễm Rota virus rất dễ bị mất nước nếu không được chăm sóc thích hợp. Từ đó có thể xảy ra các hậu quả nguy hiểm do mất nước, điện giải như trụy mạch, tử vong. Các bậc phụ huynh nên chú ý việc quan trọng nhất là bù nước điện giải hợp lý cho con, và quan sát các biểu hiện mất nước xảy ra để đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc sử dụng dịch vụ y tế tại nhà chữa trị, các biểu hiện gồm: khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, kích thích, quấy khóc.

Trong trường hợp bị tiêu chảy nặng, lượng nước mất hơn 5% trọng lượng cơ thể, việc bù nước bằng đường uống không đáp ứng đủ thì phải truyền dịch tại nhà. Lưu ý, trẻ không được tự ý truyền nước mà phải có bác sĩ thăm khám và thực hiện truyền dịch tại nhà để được điều trị đúng cách và hợp lý.

2. Bệnh tiêu chảy do rota virus có lây không?

Rota Virus thường tồn tại trong môi trường bị ô nhiễm, qua các thực phẩm và vật dụng nhiễm bẩn, virus xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, số ít qua đường hô hấp. Virus có khả năng lây từ người sang người qua đường phân-miệng, phân của bệnh nhân hoặc người lành mang virus được giải phóng ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh trên cơ thể mới.

Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 1-7 ngày, trung bình 2-3 ngày kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể. Thời kỳ lây truyền có thể kéo dài tới 3 tuần, tuy nhiên thường khoảng 7-8 ngày kể từ lúc bệnh bắt đầu.

Thông thường, trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi ít bị bệnh, khi kháng thể do mẹ truyền suy yếu dần tức từ lúc khoảng 3-6 tháng đến 2 tuổi, cũng là lúc trẻ dễ mắc bệnh nhất. Tính miễn dịch đối với virus Rota xuất hiện phần lớn ở trẻ nhỏ sau khi mắc bệnh nhưng không bền vững nên vẫn dễ bị mắc lại.

3. Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Bằng các sát khuẩn, tẩy uế những chất thải và đồ dùng có liên quan đến bệnh nhân. Quản lý phân, xử lý phân thật tốt (dùng hố xí tự hoại, hố xí hai ngăn), không dùng phân tươi bón cây cối, hoa quả.

Phòng bệnh chủ động: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, nên uống dự phòng vắc xin Rota cho trẻ từ 2 tháng tuổi. Tháng 1/2006, Tổ chức Y tế Thế giới đã phê chuẩn cho sử dụng 2 loại vắc xin Rota (RotaTeq và Rotarix).

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể phòng ngừa bằng cách đảm bảo vệ sinh nguồn nước, ăn uống theo các quy định của vệ sinh an toàn thực phẩm như không ăn các loại thịt sống hoặc chưa nấu chín, rửa sạch rau quả trước khi ăn sống, giáo dục thói quen vệ sinh ăn uống, rửa tay trước khi ăn. Vệ sinh dụng cụ dùng cho trẻ em ăn (đặc biệt trẻ dưới 6 tháng tuổi), người mẹ phải giữ gìn vệ sinh tốt trong thời kỳ cho con bú.

Để có những phương pháp điều trị hợp lý về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ bạn hãy liên hệ ngay với dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc tại nhà thông qua Hotline: 094 345 0115. Chúng tôi có các chuyên gia y tế, bác sĩ,…giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao về truyền dịch tại nhà, chúng tôi luôn phục vụ quý khách tận tình và đảm bảo chất lượng.

Viết bình luận
zalo