Bà bầu có nên truyền dịch khi bị mệt, ốm nghén không?

Bà bầu có nên truyền dịch khi bị mệt, ốm nghén không?

01:11 06/12/2019

Người ta nói ốm nghén là hiện tượng bình thường khi mang thai, nhưng một khi mẹ bị nghén quá nặng đến mức không thể cho bất kỳ thứ gì vào miệng thì nó lại trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Vậy trong rất nhiều cách thì bà bầu có nên truyền dịch để làm giảm ốm nghén hay không?

Truyền dịch là một trong những biện pháp y khoa được các bác sĩ chỉ định thực hiện đối với những bệnh nhân cần hồi sức. Chính vì thế mà rất nhiều chị em phụ nữa mang thai thường chọn cách truyền dịch mỗi khi ốm nghén nhiều, mệt mỏi và mất sức. Tuy nhiên, thực tế thì không phải đối tượng nào cũng có thể truyền nước được và phụ nữ mang thai chính là một trong số những đối tượng này.

Dịch truyền là gì?

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được dịch truyền là gì? Nó là một loại dung dịch hòa tan mà trong đó có chứa nhiều dưỡng chất khác nhau. Dịch này có thể truyền trực tiếp hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch của bệnh nhân và có tác dụng hồi sức hiệu quả.

Hiện nay, có khá nhiều loại dịch truyền để phù hợp với các bệnh khác nhau. Trong đó gồm:

Truyền dịch chứa các chất điện giải: như Lactat Ringer, NaCl 0,9%, NaHCO3 1,4%. Được chỉ định dùng trong trường hợp mất nước, mất máu, tiêu chảy, ói, phỏng, rối loạn điện giải, sốt nhiễm siêu vi biểu hiện mất nước. Loại này hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là truyền nước biển.

Truyền dịch chứa các chất dinh dưỡng

  • Chứa đường, Glucose 5%, 10%, 30%. CĐ hạ đường huyết, SDD, ăn kém, ngộ độc. Cứ 1 chai dịch 500ml Glucose 5% cung cấp năng lượng tương đương một chén cơm.
  • Chứa Vitamin và Điện giải, người bệnh hay gọi là đạm hoa quả, như Pantogen, Vitaplex. CĐ ăn kém, đẹp da, bổ sung vitamin.
  • Chứa đạm, acid amin như Alversin, Aminoplasma. CĐ suy dinh dưỡng, giảm protein máu, sau phẩu thuật, stress.
  • Chứa Lipid (mỡ) CĐ rất khắc khe, suy kiệt, SDD, sau phẩu thuật, cơ thể không hấp thu được lượng mỡ cần thiết. Dịch truyền đặc biệt chứa Albumin, huyết tương, máu và các chế phẩm về máu

Bà bầu có nên truyền dịch để giảm ốm nghén không?

Theo các chuyên gia y khoa thì phụ nữ mang thai là đối tượng khá nhạy cảm, việc truyền dịch để giảm nghén cần có sự thăm khám kỹ càng trước khi thực hiện bởi nếu truyền bừa bãi rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Chỉ khi nào mẹ bị ốm nghén nặng kéo dài thì mới nên truyền dịch

Đối với những mẹ bầu chỉ cảm thấy hơi chóng mặt, mệt mỏi trong 3 tháng đầu thai kỳ thì đây là hiện tượng khá bình thường, không nhất thiết phải truyền dịch vì mẹ hoàn toàn có thể tự khắc phục bằng các mẹo về dinh dưỡng, bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu và nghỉ ngơi nhiều hơn là được.

Còn đối với những trường hợp mẹ ốm nghén nặng, kéo dài hơn 3 tháng đầu, không ăn uống gì được trong nhiều ngày và cảm thấy mất sức, cơ thể yếu ớt, da dẻ xanh xao và khi đi siêu âm cho thấy thai nhi đang thiếu chất thì mẹ có thể sẽ được chỉ định truyền dịch và truyền đạm.

Mẹ bầu nên lưu ý gì khi truyền dịch?

Rõ ràng, dịch truyền là dạng thuốc rất quý, rất cần thiết trong trường hợp bệnh nặng cần được cấp cứu. Tuy nhiên, khi tiến hành truyền nước cần tuân thủ các yêu cầu sau đây:

+ Dùng đúng loại dịch truyền tương thích với bệnh án, có sự theo dõi của thầy thuốc chứ không phải loại nào cũng truyền được và truyền với bất cứ liều lượng nào.

+ Cần tuân thủ quy tắc y khoa về truyền tiêm để hạn chế khả năng nhiễm trùng, nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, C…

+ Thầy thuốc phải theo dõi chặt chẽ để trong trường hợp tai biến xảy ra sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Tuyệt đối không nên tự ý truyền mà phải đến dịch vụ y tế uy tính hoặc có nhân viên y tế đến truyền và trực tiếp theo dõi để tránh hiện tượng sốc và có biện pháp xử lý kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên tắc trong việc truyền nước cho bà bầu. Hi vọng những thông tin này đã giúp bạn thêm kiến thức và kĩ năng chăm sóc bản thân và thai nhi trong thời kì mang thai. Mọi thắc mắc liên hệ ngay cho chúng tôi Y Tế Toàn Phúc - địa chỉ truyền dịch tại nhà đảm bảo kỹ thuật và tận tình chu đáo. Chỉ cần nhấc máy lên gọi theo số điện thoại 094 345 0115Chúc bạn luôn khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông!

Viết bình luận
zalo