Viêm phế quản có truyền nước được không?

Viêm phế quản có truyền nước được không?

08:21 21/05/2020

Viêm phế quản là một chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và gây ra những triệu chứng khó chịu cho cơ thể. Với mong muốn nhanh chóng chấm dứt tình trạng cơ thể mệt mỏi, nhiều người bệnh tìm đến biện pháp truyền nước. Tuy nhiên, liệu bị viêm phế quản có truyền nước được không, chúng ta cần tìm ra câu giải đáp.

Viêm phế quản có truyền nước được không?

Viêm phế quản một dạng bệnh lý phổ biến, thường gặp phải khi bị viêm nhiễm và sưng ống phế quản ở phổi thường là do virus hoặc vi khuẩn. Bệnh thường gây ra những triệu chứng như sốt nhẹ, có thể sốt cao, ho, nhiều đờm, sổ mũi, đau tức ngực… Thời gian bị bệnh thường kéo dài 1 đến 2 tuần nếu người bệnh có biện pháp chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý.

Khi nào cần truyền nước?

Trong nhiều năm gần đây, người dân thường có xu hướng đến các cửa hàng thuốc hoặc phòng khám tư để truyền nước, trong đó có bệnh nhân bị viêm phế quản. Tuy nhiên, việc tự ý truyền nước rất nguy hiểm do có thể gây ra những biến chứng không lường trước được.

Truyền nước là việc truyền các dung dịch hòa tan có chứa các chất khác nhau hoặc nước biển vô khuẩn vào trong cơ thể qua đường tĩnh mạch. Theo các chuyên gia y tế, việc truyền nước thường được chỉ định thực hiện khi người bệnh có biểu hiện cơ thể mệt mỏi, mất nước và không thể tự bổ sung nước thông qua đường uống thông thường, đặc biệt là khi bị sốt cao, nôn nhiều mất nước, tiêu chảy,… hoặc khi không thể tự ăn uống được như các bệnh nhân sau ca phẫu thuật lớn, phẫu thuật đường tiêu hóa… Cụ thể, người bệnh cần được truyền dịch trong các tình huống sau:

  • Bù đắp lại lượng dịch trong cơ thể bị mất khi người bệnh bị sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, bỏng nặng, chấn thương gây chảy máu nhiều…
  • Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể qua đường tĩnh mạch khi người bệnh không thể ăn uống được do tình trạng suy kiệt, hôn mê, phẫu thuật đường ruột…
  • Sử dụng dịch truyền để pha loãng một số loại thuốc không thể tiêm trực tiếp vào mạch máu và phải đưa vào cơ thể từ từ.
  • Bù đắp bổ sung các chất điện giải như natri, kali, canxi, clo…

Bị viêm phế quản truyền nước như thế nào?

Trong các triệu chứng của bệnh viêm phế quản có tình trạng sốt nhẹ, trường hợp này không nên truyền nước. Nếu như bệnh nhân bị sốt kéo dài và sốt cao liên tục thì có thể truyền nước.

Cơ thể của mỗi con người đều có các chỉ số trung bình trong máu về các chất điện giải, đường, muối… Nếu một trong những chỉ số trung bình đó thì biến động, thấp hơn mức độ cần thiết thì lúc đó người bệnh mới nên truyền nước để bù đắp lại lượng đã thiếu hụt.  Khi bị viêm phế quản, nếu người bệnh có những biểu hiện sốt cao liên tục thì nên đến bệnh viện để thăm khám và làm xét nghiệm máu, khám tim, phổi, đo huyết áp để xác định các chỉ số trung bình trong máu có đang thấp không để có thể quyết định có truyền nước không và truyền loại nào là phù hợp.

Trong dịch truyền thường có chứa nhiều chất hoà tan khác nhau, dùng để tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch của bệnh nhân. Nước truyền có rất nhiều loại, hiện được chia thành các nhóm cơ bản:

  • Nhóm cung cấp dưỡng chất cho cơ thể có chứa glucose
  • Nhóm chứa chất đạm, chất béo, vitamin
  • Nhóm chứa chất điện giải dùng trong trường hợp mất nước, mất máu.
  • Nhóm huyết tương tươi chứa thành phần albumin hoặc dung dịch cao phân tử dùng để truyền cho bệnh nhân cần bù nhanh chất albumin và dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Các loại dịch truyền được chỉ định cho các tình trạng bệnh khác nhau và cần phải xét nghiệm máu, kiểm tra tim mạch, phổi đầy đủ mới có thể kết luận có nên truyền nước hay không và loại nào nên được sử dụng. Nếu bổ sung không đúng các chất cần truyền sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Trường hợp viêm phế quản bị sốt cao thường gây mất điện giải, nếu truyền đường sẽ khiến bệnh nặng hơn. Thậm chí nếu lạm dụng có thể khiến tim hoạt động quá tải và gây ra nhiều tai biến nguy hiểm, trong đó có hạ huyết áp, có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, bác sĩ cần phải theo dõi sát sao trong quá trình truyền nước để giám sát diễn biến truyền và mức độ tiến triển của bệnh. Việc truyền dịch cần thực hiện đúng quy trình, đúng số lượng, đúng loại người bệnh cần.

Nếu người bệnh bị viêm phế quản mới ở mức độ bệnh nhẹ, không sốt hoặc sốt nhẹ, cơ thể có biểu hiện mất nước nhưng vẫn còn ăn uống được, sức khoẻ chưa yếu lắm thì có thể bù nước, chất điện giải bằng đường uống, bổ sung thêm các loại nước ép trái cây, oresol… và các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, tôm, cua…

Với bệnh nhân viêm phế quản bị sốt cao, các triệu chứng bệnh trở nặng, người mệt mỏi, khó ăn uống… thì có thể truyền nước để bù lại lượng nước đã mất. Tuy nhiên trước khi truyền, vẫn nên làm đầy đủ các xét nghiệm, khám lâm sàng để phòng tránh những tai biến không đáng có.

Những lưu ý khi truyền nước

Truyền nước khi bị viêm phế quản có thể xảy ra một số sự cố hoặc tai biến trong quá trình truyền. Bệnh nhân cần lưu ý một số điểm dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ: 

  • Người bệnh chỉ nên truyền dịch tại cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện và khả năng xử lý sự cố, tai biến có thể xảy ra bất ngờ khi truyền nước. Việc truyền nước tuyệt đối nên được thực hiện bởi các y bác sĩ có chuyên môn và được theo dõi suốt quá trình truyền. 
  • Khi truyền nước cần lưu ý cho dịch chảy chậm, khoá van ngay khi hết dịch để tránh không khí lọt vào mạch máu gây nguy hiểm. Dụng cụ truyền phải được vô trùng tuyệt đối.
  • Khi truyền dịch, nếu phát hiện có biểu hiện bất thường như khó thở, rét run, phù chỗ tiêm… thì phải báo ngay cho bác sĩ, cán bộ y tế có chuyên môn để xử lý kịp thời;

Y Tế Toàn Phúc được biết đến là một địa chỉ truyền dịch tại nhà đảm bảo kỹ thuật và tận tình chu đáo. Chỉ cần nhấc máy lên theo số Hotline 094 345 0115, bạn sẽ được chăm sóc, truyền nước biển tại nhà bởi đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm. Y Tế Toàn Phúc - Nơi gửi trọn niềm tin.

Viết bình luận
zalo