Vì sao cần bù nước trong điều trị sốt xuất huyết?

Vì sao cần bù nước trong điều trị sốt xuất huyết?

08:26 12/06/2020

Điều trị sốt xuất huyết cần bù nước và chất điện giải kịp thời, đúng cách để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng gây ra do mất nước, như sốc, trụy mạch, hôn mê, rối loạn thần kinh.

1. Sốt xuất huyết nên làm gì?

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho các bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết. Do đó, khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và xử trí phù hợp. Cách điều trị sốt xuất huyết chủ yếu là giải quyết triệu chứng và đề phòng những biến chứng nặng hơn.

Để điều trị sốt xuất huyết tại nhà, bệnh nhân cần sử dụng thuốc giảm đau với hoạt chất acetaminophen (paracetamol) và tránh dùng thuốc có chứa aspirin vì có thể khiến cho tình trạng chảy máu ngày càng nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và bổ sung điện giải. Nếu cảm thấy tình trạng tồi tệ hơn trong 24 giờ đầu sau khi hết sốt, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý các biến chứng khi sốt xuất huyết trở nặng.

2. Nguy kịch vì mất nước do sốt xuất huyết

Một số bệnh nhân sốt xuất huyết nặng có biểu hiện mất nước trầm trọng. Đây là biến chứng thường gặp nhất trong các trường hợp sốt xuất huyết và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong, liên quan đến thoát huyết tương.

Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy trầm trọng, kèm theo nôn ói, mệt mỏi, li bì, đau tức vùng gan,... Nhiều người khỏe mạnh có thể chủ quan, không để ý hiện tượng mất nước, dẫn đến xuất huyết ồ ạt, huyết tương bị thoát qua thành mạch, kéo theo sự di chuyển của nước, dẫn đến tình trạng mất một lượng nước lớn trong hệ tuần hoàn. Hậu quả gây ra sốc, trụy mạch, hôn mê, rối loạn chức năng gan, thận... Trong đó, biến chứng sốt xuất huyết giảm tiểu cầu được xem là cực kỳ nguy hiểm. Một số triệu chứng của sốt xuất huyết giảm tiểu cầu bao gồm:

  • Mề đay;
  • Bầm tím;
  • Chảy máu chân răng, chảy máu mũi;
  • Chảy máu liên tục từ vết thương hở, ngay cả khi vết thương đã xuất hiện từ lâu;
  • Kinh nguyệt ra rất nhiều;
  • Xuất huyết trực tràng.
  • Có lẫn máu trong phân hoặc nước tiểu;
  • Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, li bì.

Trong các trường hợp sốt xuất huyết giảm tiểu cầu nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng. Một số dấu hiệu cho thấy có chảy máu bên trong nội tạng, bao gồm:

  • Máu xuất hiện trong nước tiểu;
  • Máu lẫn trong phân;
  • Nôn ra máu hoặc chất dịch có màu đen.

3. Sốt xuất huyết có được truyền nước không?

Phần lớn (70%) bệnh nhân sốt xuất huyết không sốc có thể được điều trị ngoại trú bằng cách bù nước qua đường uống. Tuy nhiên, 30% còn lại và tất cả những bệnh nhân sốt xuất huyết có sốc cần điều trị bằng phương pháp truyền nước qua đường tĩnh mạch (IV).

Điều trị bù nước bằng đường uống được khuyến cáo hàng đầu cho những bệnh nhân bị mất nước vừa phải do sốt cao và nôn mửa. Bệnh nhân bị sốt xuất huyết đã được chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc bệnh nên được đo số lượng tiểu cầu và hematocrit hàng ngày kể từ ngày thứ ba khởi phát bệnh cho đến thời điểm 1 - 2 ngày sau khi giảm phát. Theo đó, những bệnh nhân ăn uống kém, nôn ói nhiều, có dấu hiệu mất nước lâm sàng, mức hematocrit tăng hoặc số lượng tiểu cầu giảm có thể thực hiện truyền dịch bù nước dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Công tác truyền dịch bù nước cho bệnh nhân sốt xuất huyết cần được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ, áp dụng cho một số đối tượng bệnh nhân nhất định, có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng thể hiện trên cận lâm sàng, chẳng hạn như:

  • Nhịp tim nhanh;
  • Thời gian nạp mao quản kéo dài;
  • Da mát hoặc xuất hiện lốm đốm, có vằn;
  • Biên độ xung giảm dần;
  • Có biểu hiện rối loạn thần kinh;
  • Lượng nước tiểu giảm;
  • Hematocrit tăng;
  • Áp lực xung hẹp;
  • Huyết áp thấp.

Những trường hợp cải thiện có thể theo dõi trong môi trường ngoại trú. Tuy nhiên, những bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết không cải thiện cần tiếp tục lưu lại viện để tìm cách xử trí bù nước phù hợp.

Bổ sung nước bằng dung dịch truyền qua đường tiêm tĩnh mạch có thể ngăn ngừa mất nước và ổn định thể tích máu nếu bệnh nhân không thể duy trì bù nước qua đường uống. Ngoài ra, trong trường hợp hiếm gặp nếu mức tiểu cầu giảm đáng kể (xuống mức dưới 20.000) hoặc nếu có xuất huyết trầm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định truyền tiểu cầu cho bệnh nhân. Khi bệnh nhân sốt xuất huyết đi tiêu ra phân có màu đen thì rất có thể đã xảy ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa, cần thiết phải truyền tiểu cầu và/ hoặc truyền hồng cầu để đưa bệnh nhân qua cơn nguy kịch.

Mỗi người có một tình trạng bệnh khác nhau. Không thể không nói, việc theo dõi điều trị sẽ giúp cải thiện được bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu bạn quá bận, hay muốn giảm thời gian đi lại, chờ đợi tại các phòng khám, bệnh viện, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại nhà. Dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà, truyền nước biển tại nhà. Liên hệ số hotline 094 345 0115 để được tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ phù hợp cho bạn.

Viết bình luận
zalo