Tụt canxi có nên truyền nước?

Tụt canxi có nên truyền nước?

06:17 19/05/2020

Tụt canxi là triệu chứng thường gặp ở nhiều người, đôi khi người bệnh bị tụt canxi là không biết nguyên nhân vì sao. Hãy tìm hiểu về tình trạng tụt canxi để hiểu rõ hơn.

Canxi là khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận động, từ hoạt động co bóp của tim đến chức năng thần kinh. Chúng đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường, dù chỉ chiếm 1% trọng lượng của có thể.

Tụt canxi là gì?

Với những người trưởng thành, cả phụ nữ lẫn nam giới cần tiêu thụ tối thiểu 1000mg canxi mỗi ngày. Không cung cấp đủ chất này cơ thể gây thiếu hụt canxi trong máu.

Tụt canxi máu hay còn gọi là hạ canxi máu, là một tình trạng trong đó có nồng độ canxi ở trong phần dịch của máu hoặc huyết tương thấp hơn mức bình thường.

Triệu chứng tụt canxi

Ở một số trường hợp, không có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu tụt canxi nào. Ở trẻ sơ sinh, do ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên trẻ có thể bị co giật hoặc run.

Đối với người lớn, triệu chứng tụt canxi thường là:

  • Cứng cơ bắp.
  • Co thắt cơ bắp.
  • Dị cảm hoặc cảm giác ghim và kim châm ở dưới chi.
  • Thay đổi tâm trạng như lo âu, trầm cảm hoặc khó chịu trong người.
  • Gặp những vấn đề về trí nhớ.
  • Huyết áp thấp.
  • Khó nói hoặc khó nuốt.
  • Mệt mỏi.
  • Gây ngứa và tê ở môi, lưỡi, ngón tay, bàn chân.
  • Rối loạn nhịp tim.

Hạ canxi cũng đồng thời làm co thắt các cơ vùng mặt và các cơ toàn thân gây đau đớn, co thắt các cơ hô hấp gây khó thở. Trong những trường hợp nặng hơn có thể gây co giật toàn thân hoặc khu trú.

Ngay khi có những triệu chứng trên bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay, cơ địa mỗi người khác nhau nên đôi khi triệu chứng hạ canxi xuất hiện không giống nhau.

Nguyên nhân tụt canxi

Có nhiều nguyên nhân gây hạ canxi như:

  • Tăng tạo xương trong khi cung cấp canxi không đủ, thường gặp ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển hoặc phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Mắc hội chứng kém hấp thu do rối loạn tiêu hóa kéo dài.
  • Suy tuyến cận giáp trạng.
  • Làm giảm bài tiết parathyroid hormone gây hạ canxi máu, tăng photpho máu và thường gây nên cơn tetain mạn tính.
  • Do sự thiếu hụt vitamin D.
  • Do bệnh lý ở thận như bệnh lý ống thận, suy thận.
  • Thiếu hụt magie, viêm tụy cấp, giảm albumin máu, tăng photpho máu.
  • Uống các loại thuốc gây hạ canxi huyết như thuốc chống động kinh, thuốc cản quang, dùng liều cao calcitoini,…

Hạ canxi máu có nguy hiểm không?

Hạ canxi máu kéo dài mà không được điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức khỏe người bệnh.

Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị các biến chứng như loãng xương, kém phát triển, dễ xảy ra cơn tetani do hoạt động thần kinh quá mức. Cơn tetani xuất hiện do hạ canxi máu nặng nhưng cũng có thể gặp trong trường hợp chỉ hạ canxi ion hóa trong khi canxi toàn phần bình thường, ví dụ như trong tình trạng kiềm hóa máu.

Biểu hiện của cơn tetani là các triệu chứng cảm giác như dị cảm ở đầu chi, môi, lưỡi, bàn cổ chân, đau cơ lan tỏa, co cứng cơ vùng mặt, tay, chân.

Vì thế, việc điều trị sớm tình trạng hạ canxi là vô cùng cần thiết đối với cả người lớn và trẻ em.

Tụt canxi có nên truyền nước?

Mục đích của việc điều trị hạ canxi máu là giúp nhanh chóng đưa nồng độ canxi trong máu trở lại bình thường. Các thuốc sử dụng tùy theo nguyên nhân và mức độ hạ canxi máu.

  • Bổ sung canxi (ở dạng muối carbonat hay gluconat…) qua đường uống hay qua đường tiêm truyền tĩnh mạch trong trường hợp hạ canxi máu do cơ thể thiếu hụt canxi.
  • Bổ sung vitamin D (colecalciferol, calcitriol...) qua đường uống hay đường tiêm tĩnh mạch trong trường hợp hạ canxi máu do cơ thể thiếu hụt vitamin D hay do suy tuyến cận giáp.
  • Bổ sung magie (ở dạng muối lactat hay chlorit...) qua đường uống hay đường tiêm tĩnh mạch trong trường hợp hạ canxi máu do cơ thể thiếu hụt magie.
  • Bổ sung các chế phẩm tương tự hormon tuyến cận giáp (Natpara, forteo…) trong trường hợp hạ canxi máu do thiếu hụt hormon tuyến cận giáp.

Bên cạnh việc uống thuốc, tiêm truyền, người bị hạ canxi cũng nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học để bổ sung đầy đủ lượng canxi từ nguồn thực phẩm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị tụt canxi nên thực hiện chế độ ăn đầy đủ canxi bằng cách ăn nhiều tôm, cua, ốc, nghêu, sò, mực,…Ăn các loại rau như lá mù tạc, cải thìa, đậu bắp, bông cải, bí xanh, rau bina và cải cải.

Bên cạnh đó, hãy bổ sung thêm quả sung khô, đậu trắng, đậu phộng, đậu đỏ và đậu xanh vào thực đơn hàng ngày.

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm trên thì người bệnh cũng nên hạn chế uống cà phê, rượu, bia vì chúng làm chậm khả năng hấp thu canxi vào cơ thể. Thuốc lá làm gia tăng đào thải canxi ra khỏi cơ thể, vì thế bạn cũng cần tránh xa thuốc lá.

Đi vào hoạt động trong nhiều năm, Y tế Toàn Phúc có đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh luôn đưa ra kết quả đánh giá xác thực cùng với nhiều lời khuyên tốt nhất cho sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra trung tâm còn cung cấp các dịch vụ truyền nước biển tại nhà an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 094 345 0115, bạn sẽ nhận câu trả lời nhanh nhất.

Viết bình luận
zalo