Trẻ bị tiêu chảy điều trị như thế nào?

Trẻ bị tiêu chảy điều trị như thế nào?

09:10 14/01/2020

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là bệnh tương đối phổ biến, thường gây ra do vi khuẩn hoặc virus. Bệnh diễn biến ở mức độ nặng có thể gây mất nước và tử vong, do đó, ba mẹ nắm vững một số kiến thức quan trọng về bệnh tiêu chảy.

1. Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là tình trạng trẻ bị đi cầu phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày, đây là một trong những bệnh thường gặp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam. Trung bình mỗi trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy khoảng 3 lần trong một năm. Tại một số khu vực mà vệ sinh không được đảm bảo thì con số này còn có thể cao hơn rất nhiều lần.

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ. Mỗi năm trên thế giới có 3-5 triệu trẻ tử vong vì tiêu chảy. Tiêu chảy còn gây suy dinh dưỡng và nhiễm trùng, tạo nên một vòng luẩn quẩn, gây tốn kém rất nhiều không chỉ cho gia đình mà còn cho cả xã hội.

2. Vì sao trẻ bị tiêu chảy?

Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng và hầu hết các đợt kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy có kèm theo sốt, buồn nôn, nôn, chuột rút và mất nước. Một số nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em phổ biến nhất bao gồm:

  • Nhiễm virus như rotavirus, vi khuẩn như salmonella và hiếm khi là ký sinh trùng như giardia. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ. Cùng với phân lỏng hoặc nước, các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus thường bao gồm nôn mửa, đau dạ dày, đau đầu và sốt.
  • Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng gồm nôn mửa và có xu hướng hết trong vòng 24 giờ.
  • Các nguyên nhân khác của tiêu chảy bao gồm như bệnh ruột kích thích, dị ứng thực phẩm,...

3. Các triệu chứng nào có thể xuất hiện khi đi tiêu chảy?

Trẻ bị tiêu chảy thường mệt mỏi, biếng ăn, nằm li bì. Trẻ đi cầu nhiều lần, phân lỏng, màu vàng hoặc xanh, có thể kèm đàm, máu hay thức ăn không tiêu (đi tiêu phân sống). Mót rặn khi đi cầu là biểu hiện rất đặc trưng của kiết lỵ

Tiêu chảy do tả: Trong giai đoạn đầu người bệnh ói nhiều dịch trong, có thể sốt nhẹ nhưng thường là không sốt, vọp bẻ. Ở giai đoạn sau, người bệnh tiêu phân lỏng ồ ạt, có thể lên đến 10 lít/ngày. Phân bệnh nhân tả đặc trưng bởi màu trắng đục như nước vo gạo, hơi tanh mùi cá.

Mất nước là biểu hiện đáng ngại nhất trong bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Biểu hiện mất nước ở các mức độ là:

Các biểu hiện của mất nước nhẹ:

  • Quan sát thấy mắt của bé khô
  • Khô miệng.
  • Tiểu ít hơn bình thường. 

Các biểu hiện của mất nước vừa :

  • Trẻ lờ đờ hoặc li bì.
  • Da bé bị khô và kém đàn hồi.

Các biểu hiện của mất nước nặng:

  • Trẻ không đi tiểu (vô niệu) trong vòng 6 giờ.
  • Rất lờ đờ, li bì hoặc có thể bị bất tỉnh, hôn mê.

Một số biểu hiện khác:

  • Buồn nôn, ói thức ăn.
  • Sốt: có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi gây nên tình trạng co giật.
  • Đau bụng.
  • Các triệu chứng mất nước: khát, tiểu ít, môi khô, khóc không nước mắt.

4. Xử lý trẻ bị tiêu chảy như thế nào?

Bù nước và điện giải là điều quan trọng trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy, sau khi đánh giá tình trạng mất nước, tùy theo mức độ mà bù nước và điện giải. Trường hợp mất nước nhẹ, cho uống dung dịch oresol với liều lượng 50ml/kg cân nặng trong 4 giờ. Nếu mất nước vừa, cho uống dung dịch oresol với liều lượng 10ml/kg cân nặng trong 4 giờ. Khi bệnh nhi nôn nhiều, vẫn cho trẻ uống dung dịch oresol nhưng uống từng thìa. Trường hợp trẻ hôn mê, truyền dịch tại nhà qua tĩnh mạch các dung dịch lactat Ringer với liều lượng 30ml/kg cân nặng mỗi giờ, sau đó đánh giá tình trạng mất nước và tiếp tục tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch lactat Ringer với liều lượng 70ml/kg cân nặng mỗi 5 giờ; đối với trẻ trên 1 tuổi có thể tiêm truyền nhanh hơn; tiếp tục đánh giá lại các triệu chứng mất nước, nếu bệnh nhi đỡ cho uống dung dịch oresol với liều lượng 20ml/kg cân nặng mỗi giờ. Nếu không có dung dịch lactat Ringer, có thể dùng dung dịch acetat Ringer hoặc dung dịch muối đẳng trương NaCl 0,9%. Trường hợp không truyền dịch tại nhà qua tĩnh mạch được, bù nước và điện giải qua ống thông mũi-dạ dày với liều lượng 20ml/kg cân nặng mỗi giờ, tổng liều là 120ml/kg cân nặng.

Chế độ ăn:

  • Sau khi đã bù nước có thể cho tiếp chế độ ăn như trước khi trẻ tiêu chảy. Hạn chế rau, nước ngọt, cam vắt.
  • Thức ăn cần nấu kỹ, nhuyễn, chia thành nhiều lần trong ngày.
  • Thuốc: Nếu trẻ có sốt thì phải hạ sốt cho trẻ. Trong một số trường hợp, trẻ có thể phải sử dụng kháng sinh, nhưng phải được chỉ định của bác sĩ.

5. Khi nào cần phải đi khám bác sỹ?

Bố mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất hoặc sử dụng dịch vụ y tế tại nhà nếu trẻ có những dấu hiệu:

  • Trẻ đi tiêu chảy quá 3 ngày, nghi ngờ tả.
  • Nôn ói nhiều.
  • Đau bụng hoặc quấy khóc nhiều.
  • Các triệu chứng mất nước.
  • Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C.
  • Tiêu đàm máu.

6. Làm thế nào có thể phòng ngừa được tiêu chảy?

  • Sử dụng nguồn nước sạch trong vệ sinh và ăn uống.
  • Rửa tay trước khi ăn, khi chế biến đồ ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, không uống nước lã và các thực phẩm chưa chín kỹ.
  • Sử dụng cầu tiêu và xử lý phân trẻ nhỏ an toàn. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần đi tiêu. Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, Cloramin B... vào sau mỗi lần đi để sát khuẩn.
  • Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin, cúng giỗ.
  • Hạn chế ra, vào vùng đang có dịch.
  • Không đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Không vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng.

Để có những phương pháp điều trị hợp lý về bệnh tiêu chảy ở trẻ em hãy liên hệ ngay với dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc tại nhà thông qua Hotline: 094 345 0115 có các chuyên gia y tế, bác sĩ,…giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao về truyền nước biển tại nhà, chúng tôi luôn phục vụ quý khách tận tình và đảm bảo chất lượng

 

Viết bình luận
zalo