Tiểu đường tuýp 2 có truyền đạm được không?

Tiểu đường tuýp 2 có truyền đạm được không?

02:55 28/12/2019

1. Bệnh tiểu đường là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2, còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM), là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao, hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi. Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn hoàn toàn không biết.

Khi mắc tiểu đường tuýp 2, các tế bào của bạn trở nên đề kháng với insulin, và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này. Thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng, đường sẽ tích tụ lại trong máu của bạn.

Không xác định được chính xác lý do tại sao, tuy nhiên các bác sĩ tin rằng yếu tố di truyền và môi trường có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân là yếu tố nguy cơ chủ yếu cho sự phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải tất cả những người bị tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.

2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 

Ở những người bị tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, mặc dù nhiều người tin rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân có liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải ai mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.

3. Tiểu đường tuýp 2 có truyền đạm được không?

Người tiểu đường tuýp 2 có thể truyền đạm tại nhà như người bình thường. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nên truyền đạm tại nhà, chỉ khi thiếu protein như sốt xuất huyết, bỏng, sau mổ, suy dinh dưỡng… có chỉ định của bác sĩ mới được thực hiện. Bởi truyền đạm không đúng đối tượng có thể dẫn đến tai biến, nhiễm khuẩn, sốc do rối loạn điện giải. Chưa kể đến, quá trình truyền đạm tại nhà cũng cần được cán bộ y tế theo dõi chặt về tốc độ truyền và biết cách xử lý khi người bệnh có triệu chứng bất thường.

Hệ miễn dịch của người tiểu đường type 2 thường yếu hơn người bình thường nên mức độ các bệnh lý cũng nặng hơn. Điều trị sớm, hiệu quả cải thiện mới cao và bạn mới nhanh hồi phục được. Y Tế Toàn Phúc với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm, tận tình với bệnh nhân. Chúng tôi cung cấp dịch vụ truyền dịch tại nhà uy tính, chất lượng. Hãy liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay theo Hotline: 0943450115 để được chăm sóc y tế sớm nhất.

Viết bình luận
zalo