Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ là gì? Cách điều trị?

Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ là gì? Cách điều trị?

02:19 28/12/2019

Truyền dịch tại nhà là dịch vụ chăm sóc sức khỏe không còn quá xa lạ với người dân và ngày càng được tin tưởng bởi lợi ích và sự thuận tiện mà nó mang lại. Sau đây Y Tế Toàn Phúc sẽ thông tin cho các bạn những kinh nghiệm cần thiết, mời các bạn theo dõi những thông tin bên dưới:

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều nước > 3 lần trong 24 giờ. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày.

1. Tiêu chảy cấp là gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều nước > 3 lần trong 24 giờ. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày.

2. Nguyên nhân thường gặp của tiêu chảy cấp là gì?

  • Nhiễm trùng tại ruột: Virus: Rota virut , Adenovirut, Norovirus - Vi khuẩn : Ecoli, Shigella: lỵ trực tràng; Tả : thường gây những vụ dịch. Các vi khuẩn khác: Salmonella, campylobacteria; Ký sinh trùng: Giardia, amip, Cryptosporidia
  • Nhiễm trùng ngoài ruột: Nhiễm trùng hô hấp, Nhiễm khuẩn đường tiểu, Viêm màng não
  • Tiêu chảy do thuốc: kháng sinh, nhuận tràng.....
  • Tiêu chảy do dị ứng thức ăn: sữa bò, trứng, tôm, cá.....Tiêu chảy do các nguyên nhân hiếm gặp hơn: Rối loạn quá trình hấp thu, tiêu hóa, Viêm ruột do hóa trị hoặc xạ trị,
  • Bệnh lý ngoại khoa: lồng ruột, viêm ruột thừa cấp, thiếu vitamin, uống kim loại nặng

Các yếu tố thuận lợi:

  • Tuổi: 80% trẻ bị tiêu chảy < 2 tuổi
  • Trẻ suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, sau sởi, AIDS....
  • Tập quán làm nguy cơ tiêu chay cấp: Bú bình, không nuôi bằng sữa mẹ 4-6 tháng đầu, Cai sữa sớm, thức ăn bị ô nhiễm, Nước uống bị ô nhiễm, không đun chin, không rửa tay trước ăn
  • Mùa hè tiêu chảy nhiễm khuẩn cao, mùa đông thường do virut, trong đó Virut rota là nặng nhất

3. Phân loại mức độ tiêu chảy

3.1 Phân loại tiêu chảy theo cơ chế bệnh sinh

  • Tiêu chảy xâm nhập: yếu tố gây bệnh, gây phản ứng viêm và phá hủy tế bào niêm mạc ruột: E.coli, Shigella....
  • Tiêu chảy thẩm thấu: yếu tố gây bệnh gây tổn thương các tế bào hấp thu ở ruột non: Rota virus, Giardia....
  • Tiêu chảy do xuất tiết: yếu tố gây bệnh tác động đến liên bào nhung mao ruột: tả...

3.2. Phân loại theo lâm sàng

  • Tiêu chảy cấp phân nước
  • Tiêu chảy cấp phân máu
  • Tiêu chảy kéo dài: là đợt tiêu chảy từ 14 ngày trở lên
  • Tiêu chảy kèm theo suy dinh dưỡng nặng

3.3. Phân loại dựa vào nồng độ Natri/máu

  • Mất nước đẳng trương: Na/máu: 130 -150 mmol/l
  • Mất nước ưu trương: Na/máu > 150 mmol/l
  • Mất nước nhược trương: Na/máu < 130 mmol/l

3.4. Phân loại theo mức độ mất nước

  • Mất dưới 5% trọng lượng cơ thể : Chưa mất nước
  • Mất từ 5 -> 10% trọng lượng cơ thể : mất nước trung bình đến nặng
  • Mất > 10% trọng lượng cơ thể : Suy tuần hoàn nặng.

4. Phác đồ điều trị

Xác định mức độ mất nước:

  • Không mất nước Phác đồ A Điều trị tiêu chảy tại nhà
  • Có mất nước Phác đồ B Điều trị bằng Ors, bù dịch đường uống tại cơ sở y tế hay dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà.
  • Mất nước nặng Phác đồ C Điều trị nhanh chóng mất nước nặng, bằng cách thực hiện các xét nghiệm và cho truyền dịch tại nhà.

Y Tế Toàn Phúc được biết đến là một địa chỉ truyền dịch tại nhà đảm bảo kỹ thuật và tận tình chu đáo. Chỉ cần nhấc máy lên theo số Hotline 094 345 0115, bạn sẽ được chăm sóc, truyền nước biển tại nhà bởi đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm. Y Tế Toàn Phúc - Nơi gửi trọn niềm tin.

Viết bình luận
zalo