Tiêm tĩnh mạch: Chỉ định khi nào?

Tiêm tĩnh mạch: Chỉ định khi nào?

05:03 13/06/2020

Tiêm truyền là một trong những phương pháp hiệu quả sử dụng trong lĩnh vực y tế, sức khỏe.  Dịch vụ truyền dịch tại nhà hiện nay đang rất phát triển và nó là cách tốt nhất cho bệnh nhân vào những thời điểm bệnh viện, cơ sở y tế trong tình trạng quá tải hoặc người bệnh không có điều kiện để đi tiêm truyền. Y Tế Toàn Phúc cung cấp dịch vụ tiêm, truyền dịch tại nhà, điều dưỡng tại nhà với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên tận tâm và chuyên nghiệp để bạn có thể hoàn toàn tin tưởng.

1. Chỉ định/chống chỉ định tiêm tĩnh mạch

Tiêm tĩnh mạch là kỹ thuật dùng bơm kim tiêm đưa một thuốc vào cơ thể theo đường tĩnh mạch để nhanh chóng thu được tác dụng.

1.1 Chỉ định tiêm tĩnh mạch

  • Bệnh nhân cấp cứu;
  • Bệnh nhân suy kiệt;
  • Người bệnh nặng cần tác dụng nhanh của thuốc đối với cơ thể: Thuốc gây mê, gây ngủ, chống xuất huyết, chống trụy mạch,...;
  • Các loại thuốc có thể gây hoại tử da, cơ, các tổ chức dưới da, không hấp thu hoặc bị phá hủy bởi đường tiêu hóa;
  • Thuốc có tác dụng toàn thân;
  • Cần đưa vào cơ thể một lượng thuốc lớn;
  • Thuốc không được tiêm bắp hay tiêm dưới da, chỉ được tiêm tĩnh mạch;
  • Máu, huyết tương và các dung dịch keo như: Dextran, subtosan;
  • Các loại huyết thanh trị liệu;
  • Người bệnh không thể uống thuốc được: Bị nôn ói nhiều, chuẩn bị phẫu thuật, tâm lý không hợp tác.

1.2 Chống chỉ định tiêm tĩnh mạch

  • Thuốc tan trong dầu, thuốc tiêm nhanh gây rối loạn nhịp tim;
  • Thuốc gây kích thích mạnh cho hệ tim mạch như adrenalin (chỉ tiêm tĩnh mạch adrenalin trong trường hợp cấp cứu, khi huyết áp tụt, không đo được, không bắt được mạch,... )
  • Chống chỉ định tuyệt đối tiêm tĩnh mạch ở những vị trí bị nhiễm trùng, bỏng;
  • Chống chỉ định tương đối tiêm tĩnh mạch ở đoạn cuối chi bị tê liệt, vị trí phù nề và các khớp.

1.3 Vị trí tiêm

  • Tĩnh mạch vùng đầu: 2 bên thái dương;
  • Tĩnh mạch chi: Mu bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, mu bàn chân, cổ chân,...;
  • Nên chọn tĩnh mạch to, rõ và ít di động.

2. Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch

2.1 Chuẩn bị

  • Điều dưỡng: Rửa tay và mặc trang phục đúng quy định;
  • Bệnh nhân và gia đình: Được giải thích về cách tiêm tĩnh mạch, hỏi tiền sử dị ứng, làm test kháng sinh theo đúng chỉ định, đánh giá dấu hiệu sinh tồn;
  • Chuẩn bị dụng cụ: Gồm dụng cụ vô khuẩn (khay vô khuẩn, bơm kim tiêm phù hợp, panh, trụ cắm panh, bông gạc và hộp đựng bông gạc), dụng cụ sạch (găng tay, cồn 70°, dây garo, hộp chống sốc) và hồ sơ bệnh án, xô đựng rác thải,...;
  • Chuẩn bị thuốc: Thuốc tiêm, dung môi, nước cất, đường glucose 5% khi có chỉ định pha tiêm.

2.2 Quy trình tiêm tĩnh mạch

Thực hiện tiêm tĩnh mạch theo nguyên tắc 5 đúng: Đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng đường dùng, đúng liều dùng và đúng thời gian. Quy trình tiêm tĩnh mạch như sau:

  • Rửa tay, sát khuẩn tay, sát khuẩn nắp lọ thuốc và dung môi;
  • Pha thuốc, lắc đều, quan sát màu sắc, tính chất,... thuốc, đảm bảo chất lượng tốt khi sử dụng;
  • Lấy thuốc đúng theo chỉ định;
  • Tìm vị trí tiêm thích hợp, buộc dây garo nếu cần, sát khuẩn nơi tiêm bằng bông thấm cồn 70°, để da khô;
  • Luồn kim tiêm vào trong lòng tĩnh mạch;
  • Tháo dây garo, bơm thuốc từ từ, quan sát kỹ bệnh nhân trong quá trình tiêm;
  • Rút kim nhanh, căng da và đặt bông vào vị trí tiêm khi hết thuốc;
  • Giúp người bệnh trở về tư thế thoải mái, hướng dẫn bệnh nhân và gia đình theo dõi các dấu hiệu bất thường về sắc mặc, tri giác, tình trạng hô hấp,...;
  • Thu dọn dụng cụ, rửa sạch tay và ghi hồ sơ bệnh án.

2.3 Theo dõi trong và sau tiêm tĩnh mạch

  • Theo dõi trong quá trình tiêm: Quan sát sắc mặt của bệnh nhân, nếu có biểu hiện sốc phản vệ nên nhanh chóng ngừng tiêm, báo cho bác sĩ để xử trí đúng phác đồ. Ngoài ra, trong quá trình tiêm có thể xảy ra một số sự cố như tắc kim tiêm, phồng nơi tiêm, người bệnh hoảng sợ,... cần kịp thời xử trí;
  • Theo dõi sau tiêm: Theo dõi kỹ các phản ứng dị ứng muộn như nổi mẩn tại vị trí tiêm hoặc toàn thân.

2.4 Tai biến và cách xử trí khi tiêm tĩnh mạch

  • Tắc kim tiêm: Do máu chảy vào kim tiêm bị đông lại ngay ở đầu mũi kim, không bơm thuốc vào được. Xử trí bằng cách rút kim ra khỏi vị trí tiêm, đẩy ruột bơm tiêm cho máu chảy ra và nếu không được thì thay kim tiêm khác;
  • Phồng nơi tiêm: Do kim xuyên qua mạch hoặc mũi vát của kim một nửa nằm trong lòng mạch một nửa nằm ngoài lòng mạch. Để xử trí, cần rút kim tiêm ra tiêm lại, sau khi tiêm xong nên chườm nóng chỗ phồng để làm tan máu tụ và giúp thuốc tan nhanh;
  • Tắc mạch: Do có không khí trong bơm tiêm vào lòng mạch hoặc tiêm nhầm loại thuốc tan trong dầu, dạng sữa. Để phòng ngừa nguy cơ tắc mạch, nên đuổi hết không khí trong bơm tiêm trước khi tiêm cho bệnh nhân và tránh sử dụng nhầm thuốc;
  • Người bệnh bị ngất, hoảng sợ: Nên làm tốt công tác tâm lý cho bệnh nhân trước khi tiêm tĩnh mạch. Nếu bệnh nhân bị sốc hoặc ngất do quá sợ hoặc do bị phản ứng thuốc, bơm thuốc quá nhanh, đâm kim nhiều lần không trúng tĩnh mạch,... thì cần ngừng tiêm và báo cáo cho bác sĩ xử trí;
  • Nhiễm khuẩn: Do vô khuẩn không tốt hoặc lưu kim kéo dài. Biện pháp phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn là thực hiện tốt công tác vô khuẩn trước, trong và sau tiêm thuốc cho bệnh nhân, đồng thời ghi nhớ thời gian lưu kim;
  • Hoại tử: Do tiêm chệch ra ngoài tĩnh mạch những loại thuốc chống chỉ định tiêm dưới da và tiêm bắp. Biểu hiện là vị trí tiêm nóng, đỏ, đau, ban đầu cứng, sau mềm. Cách xử trí phù hợp là chườm nóng, khi có hoại tử nên băng mỏng, không để nhiễm khuẩn thêm và nếu ổ hoại tử lớn cần phải trích rạch;
  • Sốc phản vệ: Do phản ứng của cơ thể với loại thuốc được sử dụng. Biểu hiện của sốc phản vệ là bồn chồn, sợ hãi, li bì hoặc hôn mê, mạch nhanh, nhỏ, khó thở, tím tái, mẩn ngứa, ban đỏ, nổi mày đay dị ứng,... Biện pháp xử trí là ngay lập tức ngừng tiêm và xử trí đúng theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ;

XEM THÊM >>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Truyền nước biển tại nhà ở TP.HCM

XEM THÊM >>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Truyền dịch tại nhà ở TP.HCM

XEM THÊM >>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Truyền đạm tại nhà ở TP.HCM

Viết bình luận
zalo