Thuốc rửa vết thương có tác dụng gì?

Thuốc rửa vết thương có tác dụng gì?

10:56 26/11/2019

 

Thuốc rửa vết thương là một trong những loại thuốc cần thiết trong quá trình băng bó và rửa vết thương trên bề mặt da. Vậy chúng có tác dụng gì và cần lưu ý như thế nào trong quá trình sử dụng? 

Bạn có thể nghe nói tới nhiều loại thuốc rửa vết thương khác nhau như povidine hay betadine,.... Nhưng chúng đều có chung một tác dụng và lưu ý cách dùng như nhau. Vì thế, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Hãy tìm hiểu kỹ để quá trình sử dụng được an toàn và hiệu quả nhất có thể.

Tác dụng của thuốc rửa vết thương

Tác dụng của thuốc rửa vết thương

Công dụng chính của loại thuốc này là để sát trùng các vết thương. Chúng được sử dụng sát khuẩn trước khi phẫu thuật, chích thuốc hoặc khử trùng dụng cụ, đặc biệt là khi rửa vết thương tại nhà. 

Điều này là rất cần thiết bởi nếu để vi khuẩn bám dính vào bề mặt da - nơi thực hiện các phẫu thuật sẽ khiến cho mưng mủ nhiễm khuẩn ảnh hưởng tới vết mổ, vết tiêm. Đó là lý do vì sao, trước và sau khi mổ, mỗi khi vệ sinh tại nhà, các bác sĩ đều yêu cầu bệnh nhân tự vệ sinh vết thương bằng các loại thuốc rửa này. 

Nếu không thực hiện đầy đủ và theo hướng dẫn, vết mổ của bạn sẽ lâu lành, dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra mưng mủ. 

Vậy sử dụng thuốc rửa vết thương như thế nào?

Tùy vào từng tình trạng, lượng thuốc rửa vết thương có thể nhiều ít khác nhau. Nhưng bạn nên thực hiện ít nhất 1 lần/ngày. Khi sử dụng thì bạn chỉ nên dùng để bôi ngoài ra, tuyệt đối không để uống.

Hãy pha một ít thuốc rửa này hoặc dùng nước nguyên chất đổ vào một phần bông nhỏ. Sau đó, di chuyển bông lên vùng vết thương 1 - 2 lần. Hoặc ngược lại, các bạn có thể đổ trực tiếp thuốc lên vùng vết thương rồi dùng bông thấm qua thấm lại vài lần.

Sử dụng thuốc rửa vết thương sao cho đúng

Cách làm này sẽ sát khuẩn tốt, chống phù nề, mưng mủ sau khi tiến hành các phẫu thuật. Đối với các vùng da nhiều bã nhờn, bạn nên để chúng ở trên da khoảng 10 phút rồi hãy thấm để cho da được ẩm. Đối với các vùng da khô thì thời gian của bạn có thể để lâu hơn.

Trong trường hợp sau khi rửa, bạn phải sử dụng các dụng cụ y tế để can thiệp thì bạn nên dùng chính nước rửa vết thương này để khử uế. Tỷ lệ là 1/10, tức là pha loãng 1 phần thuốc với 10 phần nước sạch rồi đem ngâm dụng cụ 10 phút trước khi sử dụng.

Sử dụng thuốc rửa vết thương có tác dụng phụ không?

Thông thường, các loại thuốc rửa vết thương sẽ được sản xuất từ các thành phần lành tính để phù hợp được với nhiều loại da khác nhau. Vấn đề kích ứng sẽ gặp rất ít, trừ những người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Để tránh gặp phải những phản ứng phụ, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được gợi ý nên sử dụng loại nào thì tốt nhất có thể.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về thuốc rửa vết thương. Y Tế Toàn Phúc được biết đến là một địa chỉ chăm sóc người bệnh tại nhà đảm bảo kỹ thuật và tận tình chu đáo. Chỉ cần nhấc máy lên theo số điện thoại 094 345 0115, bạn sẽ được chăm sóc, rửa vết thương tại nhà bởi đội ngũ nhân viên y tế tận tình, chu đáo. Y Tế Toàn Phúc - Nơi gửi trọn niềm tin.

zalo