Sốt xuất huyết là gì? Giai đoạn nào thích hợp nhất để truyền dịch tại nhà?

Sốt xuất huyết là gì? Giai đoạn nào thích hợp nhất để truyền dịch tại nhà?

05:00 07/01/2020

Truyền dịch tại nhà là dịch vụ chăm sóc sức khỏe không còn quá xa lạ với người dân và ngày càng được tin tưởng bởi lợi ích và sự thuận tiện mà nó mang lại. 

Tuy nhiên, để an toàn người bệnh cần được truyền dịch tại những cơ sở y tế, phòng khám uy tín, có chuyên môn. Sau đây Y Tế Toàn Phúc sẽ thông tin cho các bạn những kinh nghiệm cần thiết khi bị sốt xuất huyết, mời các bạn theo dõi:

1. Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch, do virus dengue gây ra. Ở Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, đặc biệt là vào các tháng 7, 8, 9, 10. Trước tình hình dịch sốt xuất huyết 2019 trên cả nước đang có diễn biến phức tạp, các gia đình cần cảnh giác trước các dấu hiệu của sốt xuất huyết để phòng tránh & điều trị kịp thời.

2. Phân loại các mức độ của sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết được chia làm 3 mức độ (Theo Tổ chức Y tế Thế – WHO năm 2009):

  1. Sốt xuất huyết Dengue.
  2. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
  3. Sốt xuất huyết Dengue nặng (Sốc sốt xuất huyết Dengue).

3. Dấu hiệu nhận diện từng giai đoạn sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện khá đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Cần lưu ý giai đoạn sốt tương ứng với thể bệnh sốt xuất huyết Dengue thông thường, nếu đã chuyển qua giai đoạn nguy hiểm tức là đã chuyển qua mức độ của thể bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết Dengue nặng. Khi đó cần phải cho bệnh nhân nhập viện ngay vì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh sẽ giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.

Giai đoạn sốt

Người bệnh sốt cao đột ngột, liên tục. Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn. Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Da xung huyết. Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Giai đoạn nguy hiểm

Thường vào ngày thứ 3 – 7 của bệnh, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Nhiệt độ giảm không nhất thiết có nghĩa là người bệnh đang hồi phục, ngược lại cần phải đặc biệt theo dõi biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết dengue có dấu hiệu cảnh báo và tiến triển thành sốt xuất huyết dengue nặng.

  • Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 – 48 giờ); tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 25 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.
  • Xuất huyết: Xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết, thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím. Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. Xuất huyết nội tạng như: Tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng (nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen do bị xuất huyết nội tạng).
  • Một số trường hợp sốt xuất huyết dấu hiệu nặng có thể có biểu hiện suy tạng như: viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.
  • Đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, vật vã hốt hoảng (đây là hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu và tụt huyết áp), cần phải cấp cứu nhanh chóng.

Cơ chế của sốt xuất huyết là hiện tượng gia tăng tính thấm của thành mạch máu. Hiện tượng này xuất hiện nhiều và nặng nề vào các ngày thứ tư, thứ năm của bệnh. Trong những ngày này, toàn bộ dịch trong lòng mạch máu thoát qua thành mạch, chảy ra ngoài nằm ở các mô. Lúc này, bên trong lòng mạch máu, thể tích máu tuần hoàn giảm đi nên dẫn đến tình trạng sốc.

Để điều trị bệnh sốt xuất huyết trong giai đoạn sốc, bác sĩ sẽ cho truyền dịch tại nhà các loại dịch truyền nhằm bảo đảm phục hồi thể tích dịch bên trong lòng mạch máu.

Giai đoạn hồi phục

Khoảng 24 – 48 giờ sau giai đoạn nguy hiểm, cơ thể bệnh nhân có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch, giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng 48 – 72 giờ.

  • Bệnh nhân hết sốt, tổng trạng tốt lên, thèm ăn uống trở lại, huyết động ổn định và đi tiểu nhiều.
  • Có thể có nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ.
  • Trong giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức cho bệnh nhân có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.

4. Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Cho đến nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh thường gây dịch lớn với nhiều người mắc cùng một lúc khiến công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong, đặc biệt là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội. Hơn 85% các ca mắc sốt xuất huyết dengue và 90% trường hợp tử vong xảy ra ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. Trong đó, 90% các ca tử vong do sốt xuất huyết là dưới 15 tuổi.

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 tuýp, ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 tuýp virus này đều có khả năng gây bệnh ở Việt Nam và luân phiên gây ra dịch bệnh. Miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ đặc hiệu đối với từng tuýp riêng lẻ, vì vậy có thể hiểu rằng: một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời với 4 tuýp virus khác nhau.

Mỗi người có một tình trạng bệnh khác nhau hay liều lượng thuốc khác biệt. Không thể không nói, việc theo dõi điều trị sẽ giúp cải thiện được bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu bạn quá bận, hay muốn giảm thời gian đi lại, chờ đợi tại các phòng khám, bệnh viện, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại nhà. Dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc cung cấp các dịch vụ truyền dịch tại nhà, truyền đạm tại nhà an toàn. Liên hệ số hotline 094 345 0115 để được tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ phù hợp cho bạn.

Viết bình luận
zalo