Sốt xuất huyết có nên truyền dịch không?

Sốt xuất huyết có nên truyền dịch không?

08:20 15/06/2020

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm. Nó có diễn biến khá phức tạp và có nguy cơ tử vong cao. Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường cảm thấy rất mệt mỏi và cảm giác mất nước. Vậy sốt xuất huyết có nên truyền dịch, truyền nước không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!!

Truyền dịch là gì? 

Truyền dịch là truyền các chất có lợi vào cơ thể để hỗ trợ điều trị bệnh hoặc phục hồi sức khỏe. Dịch truyền là các dung dịch hòa tan gồm nhiều chất khác nhau, có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng trong dịch truyền là nước cất. Ngoài ra, người ta còn có thể sử dụng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.

Triệu chứng sốt xuất huyết 

Bắt đầu bằng triệu chứng sốt (trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi) và kèm theo các biểu hiện như:

  • Đau phía sau mắt
  • Đau nhức đầu nghiêm trọng
  • Đau khớp và cơ
  • Sốt cao, có thể lên đến 40,5 độ C
  • Phát ban
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Dạng sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng

Sốt xuất huyết có nên truyền dịch, truyền nước không?

Ưu tiên bù nước dịch bằng đường uống: Người bệnh sốt xuất huyết rất nhạy cảm, dễ bị sốc phản vệ. Nếu sốt xuất huyết ở độ I đầu độ II cần ưu tiên bù nước bằng đường uống (oresol).

Chỉ truyền dịch khi cần thiết: Khi sốt xuất huyết ở cuối độ II hay đầu độ III, huyết tương thoát ra ngoài mạch nhiều, thể tích máu trong lòng mạch giảm sút, sốt cao làm mất nước, làm cho sự giảm sút này tăng thêm, máu bị cô đặc lại, huyết áp tụt xuống, tim nhanh dẫn đến trụy tim mạch cho nên cần truyền dịch tại các cơ sở y tế uy tín có đầy đủ trang thiết bị hiện đai.

Trong quá trình truyền dịch, nước người bệnh cần được theo dõi sát khi thấy có hiện tượng rét run, nhiệt độ tăng thì phải bỏ ngay việc truyền dịch, nước, nếu không có thể bị sốc và dẫn đến tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?

Bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, 1-3 ngày đầu toàn trạng bệnh nhân khá ổn, không nguy hiểm đến tính mạng. Giai đoạn nguy hiểm thường diễn ra vào ngày thứ 3 đến ngày từ 7 kể từ khi mắc bệnh. Khi bệnh nhân bị thoát huyết tương nhiều thì sẽ bị dẫn tới tình trạng bị sốc có các biểu hiện ra bên ngoài như vật vã, bị bứt rứt, da lạnh, tim đập nhanh, huyết áp tăng giảm đột ngột).

Bệnh diễn biến tự khỏi, các thuốc sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết chủ yếu để điều trị triệu chứng như hạ sốt, bù nước và điện giải, chống chảy máu, chống suy tuần hoàn (nếu có).

Sốt xuất huyết có tái phát không?

Sốt xuất huyết không phải là bệnh miễn dịch suốt đời. Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết có 4 type huyết thanh DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Khi mắc sốt xuất huyết 1 lần, cơ thể sẽ chỉ tạo ra kháng thể bảo vệ đối với 1 type virus các týp vi rút còn lại thì không. Vì vậy, người bệnh vẫn có thể mắc sốt xuất huyết trở lại, mỗi người có thể mắc tối đa 4 lần sốt virus.

Mỗi người có một tình trạng bệnh khác nhau hay liều lượng thuốc khác biệt. Không thể không nói, việc theo dõi điều trị sẽ giúp cải thiện được bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu bạn quá bận, hay muốn giảm thời gian đi lại, chờ đợi tại các phòng khám, bệnh viện, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại nhà. Dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc cung cấp các truyền nước biển tại nhà, chăm sóc y tế tại nhà. Liên hệ số hotline 094 345 0115 để được tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ phù hợp cho bạn.

Viết bình luận
zalo