Phân biệt hạ đường huyết và tụt huyết áp

Phân biệt hạ đường huyết và tụt huyết áp

10:31 23/06/2020

Hạ đường huyết và tụt huyết áp là hai tình trạng thường gặp nhất trong cuộc sống. Chúng ta cần phân biệt rõ 2 tình trạng này để có cách xử lý phù hợp.

1. Khái niệm hạ đường huyết và tụt huyết áp

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu (glucose máu) giảm xuống dưới mức bình thường. Với người đái tháo đường thì lượng glucose máu dưới 70 mg/dl (3.9 mmol/L) được xem là hạ đường huyết.
Tụt huyết áp là tình trạng huyết áp của người bình thường dưới mức bình thường (< 90/60 mmHg).

2. Phân biệt hạ đường huyết và tụt huyết áp

Hạ đường huyết và tụt huyết áp thường có biểu hiện giống nhau, nhưng thực chất là biểu hiện của hai bệnh khác nhau. Hạ đường huyết là bệnh liên quan tới sự chuyển hóa trong cơ thể. Còn tụt huyết áp là bệnh lý liên quan tới tim mạch.

Triệu chứng hạ đường huyết: cảm giác đói, đổ mồ hôi, run rẩy chân tay,run, chóng mặt, tim đập nhanh, đánh trống ngực, lờ đờ, buồn ngủ. rối loạn ý thức, động kinh, mất ý thức, có thể tử vong. Hạ đường huyết thường gặp ở những người đái tháo đường, người lao động nặng.

Triệu chứng tụt huyết áp: hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, đứng không vững, sốt cao đột ngột, chân tay lạnh buốt nhưng không đổ mồ hôi, tim đập nhanh mạnh nhưng không đều, có thể ngất xỉu.

3. Cách điều trị hạ đường huyết và tụt huyết áp

Hạ đường huyết:

Với những tình huống hạ đường huyết đột ngột, bản thân bệnh nhân và người thân của bệnh nhân cần nhanh chóng xác định tình trạng hạ đường huyết và xử trí nhanh bằng cách: Ăn ngay một viên kẹo ngọt, một cái bánh hoặc hoa quả có sẵn. Nếu không đỡ cần tối thiểu 15g đường (3 miếng đường hoặc 3 thìa cafe đường pha trong 100ml nước). 

Phương pháp truyền dịch có thể được chỉ định cho bệnh nhân trong các trường hợp bệnh nhân bị tụt huyết áp do mất nước hoặc bị mất máu,.. Việc truyền dịch cần có sự chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn.

Tụt huyết áp:

Sơ cứu người bị tụt huyết áp cần phải thực hiện nhanh chóng và đúng cách, nếu không có thể dẫn đến các biến chứng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Khi một người bị tụt huyết áp, cần xem xét xem người đó có tiền sử bị bệnh tiểu đường không, nếu không thì loại bỏ khả năng người đó bị hạ đường huyết, tập trung sơ cứu hạ huyết áp . Quá trình sơ cứu cần thực hiện theo các bước:

  • Giữ thái độ bình tĩnh, từ từ đặt bệnh nhân ngồi hay nằm xuống bề mặt phẳng, dùng gối kê đầu và chân, nên kê chân cao hơn so với đầu.
  • Cho bệnh nhân uống một cốc nước sâm, trà gừng, cafe, chè đặc,... hoặc thức ăn đậm muối sẽ giúp cơ thể dễ chịu trở lại. Nếu không có sẵn những thức ăn đồ uống như vậy thì cho bệnh nhân uống nhiều nước lọc để giúp kích thích nhịp tim, nâng chỉ số huyết áp tạm thời.
  • Có thể cho bệnh nhân ăn một chút socola, giúp bảo vệ thành mạch máu, giữ huyết áp ổn định hơn.
  • Nếu có thuốc điều trị huyết áp thấp do bác sĩ kê thì cho bệnh nhân uống.
  • Nếu tình trạng bệnh nhân được cải thiện, đỡ bệnh nhân ngồi dậy từ từ, nhắc họ cử động chân tay trước khi ngồi dậy
  • Nếu bệnh nhân không thấy đỡ hơn cần nhanh chóng đưa vào cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.

4. Cách phòng tránh hạ đường huyết và tụt huyết áp

Hạ đường huyết:

  • Luôn luôn có sẵn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh,socola, nước ngọt có đường.
  • Nếu hạ đường huyết do bệnh tiểu đường thì nên tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc trong việc dùng thuốc và ăn uống hằng ngày. Không bỏ bữa ăn, ăn đủ lượng cacbonhydrat, ăn thêm bữa phụ, ăn nhiều rau..
  • Nên tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Tụt huyết áp:

  •  Cần uống một số loại đồ uống như nước trà gừng, nước sâm… hoặc ăn socola để cải thiện huyết áp tạm thời.
  • Bệnh nhân nằm nghỉ nơi thoáng mát, đầu hơi ngửa, hai chân nâng cao.
  • Nên thường xuyên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Ăn đủ các bữa ăn trong ngày, đặc biệt là bữa sáng. Cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày.
  • Nếu người bị tăng huyết áp đang dùng thuốc thì phải đo huyết áp mỗi buổi sáng, tuân thủ phác đồ điều trị, dùng thuốc của bác sĩ.
  • Tránh xa các thức uống có cồn, không được đứng quá lâu.

Với phương châm đồng hành cùng người bệnh trên mọi phương diện, Y Tế Toàn Phúc với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm, tận tình với bệnh nhân. Chúng tôi cung cấp dịch vụ truyền dịch tại nhà, chăm sóc y tế tại nhà. Hãy liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay theo Hotline: 0943450115 để được chăm sóc y tế sớm nhất.

Viết bình luận
zalo