Những nguyên nhân gây đau bụng ở 3 tháng cuối thai kỳ mà bạn cần biết?

Những nguyên nhân gây đau bụng ở 3 tháng cuối thai kỳ mà bạn cần biết?

08:45 20/01/2020

Nhiều sản phụ bị đau bụng hoặc đau dạ dày khi mang thai trong ba tháng cuối của thai kỳ, triệu chứng này thường không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên đôi khi sản phụ có thể cần phải gặp bác sĩ để khám và điều trị đau bụng khi mang thai.

Đau bụng là triệu chứng phổ biến khi mang thai, có thể đau ở phía trên dạ dạ hoặc phía trên bụng trong ba tháng cuối, tính chất các cơn đau này có thể là rõ ràng, từng đợt hoặc đau âm ỉ. Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng nhưng phần lớn là vô hại, tuy nhiên, nếu sản phụ cảm giác đau dữ dội thì đây có thể báo hiệu dấu hiệu nghiêm trọng, do đó, sản phụ cần được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời nếu có bất kỳ cảm giác bất thường hoặc rất đau đớn nào xảy ra.

Trong bài viết này sẽ đề cập đến các nguyên nhân có thể gây đau bụng khi mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ, làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng và khi nào cần đi khám bác sĩ.

1. Bầu 7 tháng đau bụng lâm râm có bình thường không

Đau bụng là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ đầu mang thai, khi có sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến buồn nôn và nôn khi ốm nghén. Vào giữa thời kỳ 3 tháng cuối, vào khoảng tuần thứ 20, cơn đau dạ dày thường biến mất. Trong thời kỳ 3 tháng cuối, đau bụng có thể xuất hiện trở lại khi tử cung phải căng ra để chứa bào thai đang phát triển. Một số phụ nữ bị ợ nóng hoặc cảm thấy da của bụng đang căng ra.

Nếu đau bụng ở 3 tháng cuối thai kỳ có thể do một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn như:

  • Xảy ra với các triệu chứng khác, chẳng hạn như ngứa
  • Đau bụng bất ngờ hoặc dữ dội
  • Đau bụng không ngừng
  • Đau ở một vị trí cụ thể
  • Đau xuất hiện cùng với sốt, buồn nôn hoặc nôn
  • Đau xuất hiện cùng với chảy máu âm đạo.

2. Nguyên nhân của đau bụng ở 3 tháng cuối thai kỳ

Nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở bà bầu 3 tháng cuối và hầu như là vô hại. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sớm, các vấn đề về nhau thai và các bệnh khác có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ và thai nhi, do đó, điều quan trọng sản phụ phải thận trọng và nói với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh biết về bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Các nguyên nhân có thể gây đau bụng trong 3 tháng cuối bao gồm:

Táo bón và khí trong đường ruột

Táo bón là một trong những phiền phức phổ biến nhất khi mang thai. Trong ba tháng đầu, do sự thay đổi nội tiết tố có thể gây ra táo bón. Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển rất nhanh chóng để hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể để sẵn sàng chào đời. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thai nhi sẽ chèn ép vào tử cung, gây áp lực lên vùng chậu nên khiến sản phụ khó đi tiêu. Cùng với đó là việc tăng cân nhanh, thiếu luyện tập thể dục thể thao là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón cuối thai kỳ.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ có thể giải quyết vấn đề táo bón khi mang thai. Ngoài ra, sản phụ có thể uống thuốc nhuận tràng để giúp giảm đau, nhưng điều quan trọng cần phải nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào khi mang thai.

Trào ngược axit

Chứng ợ nóng là một triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 17% đến 45% phụ nữ khi mang thai. Một hormone thai kỳ được gọi là progesterone có thể gây trào ngược axit và ợ nóng.

Khi thai nhi phát triển gây áp lực lên đường tiêu hóa có thể làm cho tình trạng trào ngược axit này trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí, nhiều sản phụ bị trào ngược axit khi nằm. Đau ở vùng bụng trên có thể là do trào ngược axit nếu cơn đau kéo dài lên ngực và vào cổ họng với cảm giác nóng rát. Để giải quyết tình trạng này, sản phụ có thể sử dụng một số thuốc uống trị chứng ợ nóng mà không cần kê đơn, ăn các bữa ăn nhỏ hơn và lựa chọn chế độ ăn ít axit có thể cải thiện triệu chứng.

Căng da

Khi thai phát triển khiến tử cung to ra kéo da vùng bụng căng lên. Nếu sản phụ chỉ cảm thấy da bị ngứa và cảm thấy căng và đau ở bên ngoài dạ dày chứ không phải sâu trong bụng thì đây có thể là triệu chứng của da căng khi mang thai. Nhẹ nhàng mát xa vùng bụng, thoa kem dưỡng da và tắm nước ấm có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do căng da gây ra.

Đau cơ và căng cơ

Các cơ bụng phải căng ra để phù hợp với thai nhi đang phát trển. Áp lực của tử cung lên phần dưới cơ thể cũng có thể thay đổi cách sản phụ đi lại hoặc di chuyển, làm tăng khả năng nguy cơ bị chấn thương. Cảm thấy đau khi cúi hoặc nâng có thể có thể là dạ dày hoặc cơ ngực bị chèn ép bởi tử cung gây ra đau. Nghỉ ngơi và thư giãn có thể giúp giảm cơn đau. Tuy nhiên, sản phụ cần gặp bác sĩ nếu những cơn đau không tự biến mất.

Vấn đề về túi mật

Đau ở phần trên bên phải của bụng, dưới hoặc gần xương sườn, có thể là triệu chứng của các vấn đề với gan hoặc túi mật. Nếu có buồn nôn hoặc nôn hoặc có cơn đau quặn, thì đó có thể là dấu hiệu của sỏi mật. Nếu không được điều trị, sỏi mật có thể chặn ống mật và gây ra các vấn đề về gan. Nếu sỏi mật không tự biến mất, bác sĩ có thể khuyên sản phụ nên cắt bỏ túi mật.

Vấn đề về gan

Thay đổi hormone liên quan đến thai kỳ có thể gây ra một tình trạng gọi là chứng ứ mật thai kỳ (tên tiếng Anh là cholestasis of pregnancy). Đối với hầu hết phụ nữ, triệu chứng đầu tiên là ngứa, một số người bị đau bụng trên, buồn nôn, nôn hoặc vàng mắt hoặc da. Bác sĩ phải theo dõi cẩn thận sức khỏe gan đối với sản phụ có mắc chứng ứ mật thai kỳ. Trong một số trường hợp, sản phụ cần sinh em bé sớm để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm suy gan và phòng tránh thương tích cho thai nhi đang phát triển.

Viêm tụy

Viêm tụy là viêm ở tuyến tụy do nhiễm trùng, chấn thương và các vấn đề với các cơ quan khác bao gồm gan và túi mật, có thể gây viêm tụy. Viêm tụy có thể gây đau bụng trên, kiệt sức, buồn nôn hoặc thay đổi màu sắc của phân.Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm tụy. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn dùng kháng sinh hoặc truyền dịch tại nhà cho sản phụ.

Co thắt

Các cơn co thắt chuyển dạ thực sự thường bắt đầu ở phía trên tử cung, gây ra cảm giác thắt chặt dữ dội và ngày càng đau hơn. Sản phụ cảm thấy các cơn co thắt bắt đầu từ đỉnh bụng có thể đây là dấu hiệu của chuyển dạ. Do đó, sản phụ hoặc người thân cần đi ngay đến cơ sở Y tế.

3. Khi nào cần gọi bác sĩ do đau bụng ở 3 tháng cuối thai kỳ

Gọi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh trong vòng một ngày nếu sản phụ có bất kỳ cơn đau bất thường ở dạ dày hoặc bụng. Tại mỗi lần khám, sản phụ hãy nói về bất kỳ triệu chứng nào gần đây, cũng như bất kỳ triệu chứng và mức độ đau đã thay đổi như thế nào.

Đến phòng cấp cứu hoặc gọi ngay cho dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà nếu:

  • Đau bụng trên dữ dội, đặc biệt nếu đau ở bên phải hoặc nếu đau không thể chịu được
  • Đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo
  • Các cơn co thắt xảy ra đều đặn
  • Đau bụng và sốt
  • Các triệu chứng của huyết áp cao, chẳng hạn như chóng mặt, khó thở, đau đầu hoặc mệt mỏi nhiều
  • Ngứa, vàng da hoặc vàng mắt, nôn.

Đi vào hoạt động trong nhiều năm, Y tế Toàn Phúc có đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh luôn đưa ra kết quả đánh giá xác thực cùng với nhiều lời khuyên tốt nhất cho sức khỏe mẹ bầu. Ngoài ra trung tâm còn cung cấp các dịch vụ truyền nước biển tại nhà an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 094 345 0115, bạn sẽ nhận câu trả lời nhanh nhất.

Viết bình luận
zalo