Những lưu ý trong bệnh sốt xuất huyết mà bạn cần biết?

Những lưu ý trong bệnh sốt xuất huyết mà bạn cần biết?

09:59 25/01/2020

Trong quá trình theo dõi điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết có chỉ định truyền dịch, cần lưu ý ngừng truyền dịch tĩnh mạch khi chỉ số huyết áp và mạch trở về mức bình thường, có biểu hiện đi tiểu nhiều; có nghĩa là không cần bồi phụ dịch nữa sau khi bệnh nhân đã hết sốc trong vòng 24 giờ.

Dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, chi phí và quan trọng là bệnh nhân được chữa trị kịp thời thay vì phải chờ đợi, xếp hàng, di chuyển đến các tuyến bệnh viên trung tâm đông đúc. Thêm vào đó bạn nhận được sự tư vấn, chăm sóc nhiệt tình và hoàn hảo tại chính ngôi nhà của bạn.

Những lưu ý khi truyền dịch

Trong quá trình theo dõi điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết có chỉ định truyền dịch tại nhà, cần lưu ý ngừng truyền dịch tĩnh mạch khi chỉ số huyết áp và mạch trở về mức bình thường, có biểu hiện đi tiểu nhiều; có nghĩa là không cần bồi phụ dịch nữa sau khi bệnh nhân đã hết sốc trong vòng 24 giờ. Đồng thời cũng cần chú ý đến sự tái hấp thu huyết tương từ ngoài lòng mạch máu trở lại lòng mạch máu biểu hiện bằng chỉ số huyết áp, mạch bình thường và hematocrit giảm. Phải theo dõi triệu chứng phù phổi cấp nếu vẫn còn tiếp tục truyền dịch. Khi có tình trạng bù dịch quá tải sẽ gây ra suy tim hoặc phù phổi cấp, cần phải sử dụng thuốc lợi tiểu như furosemid từ 0,5 - 1mg/kg cân nặng mỗi lần dùng bằng đường tĩnh mạch. Trong trường hợp sau khi sốc phục hồi mà huyết áp kẹt nhưng các chi ấm dần; mạch chậm, rõ; đi tiểu nhiều thì không cần truyền dịch nhưng phải vẫn lưu kim ở tĩnh mạch và theo dõi.

Đối với người bệnh đến bệnh viện trong tình trạng sốc đã được chống sốc từ tuyến trước thì phải điều trị như trường hợp bệnh nhân không được cải thiện, gọi là tái sốc. Cần lưu ý đến số lượng dịch đã được truyền từ tuyến trước để tính toán số lượng dịch sắp truyền vào cơ thể người bệnh. Nếu bệnh nhân là người lớn, có biểu hiện tái sốc thì chỉ dùng dung dịch cao phân tử không quá 1.000ml đối với dextran 40 và không quá 500ml đối với dextran 70. Khi diễn biến lâm sàng không thuận lợi, nên tiến hành đo áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP) để truyền bù dịch theo chỉ số của áp lực này hoặc có thể dùng thuốc vận mạch nếu áp lực tĩnh mạch trung ương cao. Phải theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở, da, niêm mạc, tìm vị trí xuất huyết nội để có chỉ định truyền máu kịp thời. Thận trọng khi tiến hành thủ thuật tại các vị trí khó cầm máu như tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch dưới đòn...

Nếu huyết áp vẫn còn kẹt, nhất là sau một thời gian đã trở lại mức bình thường thì cần phân biệt với các nguyên nhân hạ đường huyết, tái sốc do không bù đắp đủ số lượng dịch tiếp tục thoát mạch, xuất huyết nội, quá tải do truyền dịch hoặc do sự tái hấp thu.

Khi điều trị sốc, cũng cần phải chú ý đến việc điều chỉnh rối loạn chất điện giải và thăng bằng kiềm toan. Hiện tượng hạ natri máu thường xảy ra ở hầu hết các trường hợp sốc nặng kéo dài và đôi khi có toan chuyển hóa. Do đó, cần phải xác định mức độ rối loạn điện giải và nếu có điều kiện thì đo các loại khí ở trong máu với những bệnh nhân bị sốc nặng hoặc bệnh nhân không đáp ứng nhanh chóng với điều trị.

Khuyến nghị

Ngoài bệnh nhân sốt xuất huyết thông thường được điều trị ngoại trú và chỉ định bù dịch bằng đường uống, các trường hợp sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết nặng đều phải nhập viện hoặc chăm sóc y tế tại nhà và được chỉ định bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch với một số loại dung dịch cần thiết. Việc truyền dịch tại nhà phải được thực hiện với một quy trình quy định; có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ và cần lưu ý một số vấn đề để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra do việc truyền dịch mang lại. Nên nhớ rằng việc truyền dịch tại nhà kịp thời rất cần thiết để cứu sống bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết nặng nhưng cũng có thể mang lại những hệ lụy không tốt nếu không được theo dõi, giám sát chặt chẽ; vì vậy, cần quan tâm đến vấn đề truyền dịch trong điều trị sốt xuất huyết.

Mỗi người có một tình trạng bệnh khác nhau. Không thể không nói, việc theo dõi điều trị sẽ giúp cải thiện được bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu bạn quá bận, hay muốn giảm thời gian đi lại, chờ đợi tại các phòng khám, bệnh viện, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại nhà. Dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc cung cấp các truyền nước biển tại nhà an toàn. Liên hệ số hotline 094 345 0115 để được tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ phù hợp cho bạn.

Viết bình luận
zalo