Những điều cần lưu ý khi truyền đạm tại nhà

Những điều cần lưu ý khi truyền đạm tại nhà

04:54 23/12/2019

Khi có dấu hiệu sốt cao, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, nhiều người nghĩ ngay tới việc truyền đạm tại nhà (hay còn gọi là truyền dịch, truyền nước) để phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên việc tự ý truyền dịch có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường như phù phổi, tim hay thậm chí là mất mạng do sốc phản vệ. Hãy tham khảo thông tin sau đây để biết truyền dịch là gì? Cần chú ý những gì khi truyền đạm.

1. Truyền đạm là truyền chất gì? 

Truyền đạm là truyền các chất có lợi vào cơ thể để hỗ trợ điều trị bệnh hoặc phục hồi sức khỏe. Dịch truyền là các dung dịch hòa tan gồm nhiều chất khác nhau, có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng trong dịch truyền là nước cất. Ngoài ra, người ta còn có thể sử dụng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.

2. Khi nào cần truyền đạm?

Bác sĩ cần xét nghiệm máu và làm nhiều thủ tục khác trước khi chỉ định truyền dịch tại nhà cho bệnh nhân

Trong cơ thể của mỗi con người đều có các chỉ số trung bình trong máu, về các chất đạm, đường, muối, các chất điện giải... Nếu một trong các chỉ số trung bình trên còn thấp hơn mức độ chỉ số bình thường cho phép thì lúc đó chúng ta mới bù đắp. Để quyết định bệnh nhân có cần truyền dịch hay không, các bác sĩ thường hay dựa vào các kết quả của xét nghiệm để thấy được trường hợp nào cần thiết và trường hợp nào chưa cần thiết để truyền bổ sung và số lượng bổ sung là bao nhiêu.

Trong một số trường hợp đặc biệt, dù chưa có kết quả xét nghiệm nhưng các bác sĩ vẫn phải cho bệnh nhân truyền đạm. Điều này xảy ra khi người bệnh bị mất nước (do nôn quá nhiều, tiêu chảy), mất máu, bị ngộ độc, suy dinh dưỡng nặng hoặc các bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật. Còn đối với những bệnh nhẹ thì tốt nhất không nên truyền dịch tại nhà.

Nếu cơ thể bị mất nước nhưng vẫn ăn uống được thì truyền đạm không tốt bằng phương pháp bù nước qua đường uống. Cụ thể, truyền một chai glucose 5% chỉ tương đương với việc uống gần một thìa cà phê đường, truyền một chai dung dịch muối 9% chỉ như uống một bát canh nhạt.

3. Những lưu ý khi truyền đạm tại nhà

- Phải kiểm tra hạn dùng bộ dây truyền và túi đựng. Các dụng cụ khác (khay đựng, panh, kéo...) phải được tiệt khuẩn cẩn thận.

- Trước khi truyền, cần cho chảy những giọt đầu tiên ra ngoài để đuổi hết bọt khí trước khi cho dung dịch truyền vào mạch máu người bệnh.

- Không tiêm truyền quá tốc độ cho phép, điều chỉnh liều và tốc độ (số giọt/phút) thuốc tùy từng trường hợp theo chỉ định của thầy thuốc điều trị. Nếu không theo dõi để khóa điều chỉnh tốc độ xê dịch trong lúc truyền, thuốc xuống nhiều, nhanh rất dễ xảy ra choáng (sốc). Lúc đầu nên truyền với tốc độ chậm cho người bệnh thích ứng dần, sau đó truyền với tốc độ chỉ định.

- Phải chuẩn bị sẵn phương tiện và thuốc men để xử lý kịp thời khi bất ngờ người bệnh bị choáng.

Nếu không thực sự cần thiết mà cứ tiêm truyền tại nhà, hoặc ở phòng khám tư thì điều trước tiên là thiệt hại về kinh tế (công tiêm truyền và tiền thuốc khá cao), và tốn nhiều thời gian vì phải nằm nhiều giờ để tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch. Nếu nóng vội tiêm truyền nhanh rất dễ bị choáng nguy hiểm.

Với một số trường hợp cho dù tiêm truyền tốt (sát khuẩn cẩn thận, kim tiêm đưa vào đúng tĩnh mạch và tiêm nhỏ giọt đúng chỉ định) vẫn có thể bất thường xảy ra choáng phản vệ. Đó là do phản ứng đặc biệt của cơ thể đối với các tác nhân nào đó trong chai đạm: vitamin, hoặc phân tử acid amin... Choáng phản vệ cực kỳ nguy hiểm, nạn nhân suy tuần hoàn cấp (tụt huyết áp, mạch nhanh nhỏ khó bắt: trụy tim mạch), vật vã nửa tỉnh nửa mê, hay hôn mê, vô niệu, nôn, đại tiện không tự chủ... dù có được đưa vào bệnh viện cấp cứu, tỷ lệ tử vong vẫn cao.

Bởi vậy những người không quá suy yếu, còn hấp thu thức ăn qua đường tiêu hóa được, thì ăn uống bồi bổ cơ thể là cách tốt nhất vừa kinh tế, vừa an toàn; trong một số trường hợp cần thiết thì có thể uống các viên đạm thủy phân. Khi ăn các thực phẩm giàu đạm (thịt nạc, cá, trứng, sữa, đậu nành...), men tiêu hóa của cơ thể sẽ thủy phân chất đạm (protein) thành các acid amin cần thiết để được hấp thu vào cơ thể cũng có tác dụng không kém việc tiêm truyền dung dịch đạm tại nhà.

Như vậy các chuyên gia khuyến cáo nên truyền dịch tại nhà ở các dịch vụ uy tinh, chất lượng. Y Tế Toàn Phúc với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm, tận tình với bệnh nhân. Chúng tôi cung cấp dịch vụ truyền dịch tại nhà uy tính. Hãy liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay theo Hotline: 0943450115 để được chăm sóc y tế sớm nhất.

zalo