Những ai nên lưu ý khi truyền dịch để không bị sốc phản vệ?

Những ai nên lưu ý khi truyền dịch để không bị sốc phản vệ?

01:14 08/12/2019

Các bác sĩ khuyến cáo, truyền dịch, cũng như tất cả các liệu pháp điều trị khác, có thể gây nên những tai biến với một tỷ lệ nhất định. Sốc phản vệ là tai biến đáng sợ và nguy hiểm có nguyên nhân là do các thành phần trong dịch truyền, do thuốc pha trong dịch truyền gây nên. 

Vì thế, Truyền dịch chỉ được áp dụng cho những trường hợp sau:

1. Bệnh nhân mất nước cấp tính mà không thể bù được lượng dịch đã mất bằng con đường uống. Những trường hợp này là bệnh nhân bị tiêu chảy cấp (tả, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn…); bệnh nhân nôn nhiều, bệnh nhân bị bỏng nặng, bệnh nhân sốt cao mất nước, bệnh nhân bị hẹp môn vị không ăn uống được…

2. Bệnh nhân ăn uống kém, suy kiệt, bệnh nhân không thể ăn trong những ngày đầu sau phẫu thuật ống tiêu hóa (như cắt dạ dày, cắt đoạn ruột…), bệnh nhân cần một lượng calo lớn mà chế độ ăn qua đường tiêu hóa không cung cấp đầy đủ hoặc những bệnh nhân cần một chế độ ăn đặc biệt phải cung cấp qua những loại dịch truyền tĩnh mạch để nuôi dưỡng.

3. Những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, viêm phúc mạc, bệnh lý ung thư, suy tim, cơn tăng huyết áp cấp cứu… sẽ được chỉ định truyền dịch có pha thuốc để điều trị như pha thuốc truyền các loại kháng sinh, hóa chất điều trị ung thư, các thuốc trợ tim, nâng huyết áp…

Theo bác sĩ chuyên khoa, những bệnh nhân sau nên cẩn thận khi truyền dịch:

1. Bệnh nhân lớn tuổi, có độ lọc thận yếu, bệnh nhân tim mạch hay có bệnh lý về não khi truyền dịch chứa chất điện giải.

2.Người bị suy tim, quả tim đã bóp yếu mà truyền dịch vào nhanh quá tim không bóp được dẫn đến ứ nước trong phổi, làm phù phổi, suy tim, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Người bị suy thận, đặc biệt ở thể thiểu niệu hay vô niệu mà đưa dịch truyền vào nhanh quá, thận sẽ không thải nổi cũng gây ứ nước trong cơ thể, gây phù…

3. Trẻ bị sốt không được truyền muối, đường vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não.

4. Bệnh nhi viêm phổi không nên truyền dịch vì dịch truyền làm tăng gánh nặng cho phổi, tim. Bệnh nhi viêm não, viêm màng não, cơ chế chọn dịch truyền phải theo địa chỉ của bác sĩ.

Khi có nhu cầu truyền dịch, truyền đạm tại nhà bạn có thể tìm đến những dịch vụ y tế uy tính, chất lượng. Y Tế Toàn Phúc được biết đến là một địa chỉ truyền dịch tại nhà đảm bảo kỹ thuật và tận tình chu đáo. Chỉ cần nhấc máy lên theo số điện thoại 094 345 0115, bạn sẽ được chăm sóc bởi đội ngũ nhân viên y tế tận tình, chu đáo. Y Tế Toàn Phúc - Nơi gửi trọn niềm tin.

 

Viết bình luận
zalo