Mục Đích Và Nguyên Tắc Của Kỹ Thuật Truyền Dịch Tĩnh Mạch

Mục Đích Và Nguyên Tắc Của Kỹ Thuật Truyền Dịch Tĩnh Mạch

12:56 04/12/2019

Kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch là cách tiến hành truyền dịch, truyền máu. Cùng Y Tế Toàn Phúc chúng tôi tìm hiểu về mục đích và nguyên tắc của kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch tại nhà. 

Truyền dịch là gì?

Kỹ thuật truyền dịch chính là đưa vào cơ thể người bệnh một khối lượng dung dịch và thuốc bằng đường tĩnh mạch nó có tác dụng trong việc điều trị, hỗ trợ điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe người bệnh.

Có mấy loại truyền dịch?

Hiện nay, dịch truyền bao gồm nhiều các loại khác nhau phụ thuộc vào chức năng điều trị bệnh, chức năng hỗ trợ điều trị bệnh. Nhưng, chúng ta có thể phân dịch truyền thành 3 loại thường được dùng trong truyền dịch:

– Loại dịch truyền có tác dụng trong việc cung cấp các dưỡng chất dinh dưỡng cho cơ thể bao gồm một số các loại dịch truyền như là: Glucose 5%, glucose 20%, glucose 10%, glucose 30%, các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin.

– Nhóm dịch truyền nhằm mục đích cung cấp nước và các loại chất điện giải thường được sử dụng để bù lại khối lượng tuần hoàn khi cơ thể bị mất nước, mất máu. Một số dịch truyền có tác dụng cung cấp nước thường sử dụng lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%

– Nhóm dịch truyền đặc biệt được sử dụng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Cách phân loại các loại dịch truyền khác gồm có:

1.Dung dịch đẳng trương:

– Natri hydro carbonat 14%o ( Na HCO3 14%0).

– Glucose 5%.

– Natri clorua 0,9%.

2.Dung dịch ưu trương:

– Natri hydro carbonat 5%.

– Glucose 20% – 30% – 50%.

– Natri clorua 10% – 20%.

3.Dung dịch có phân tử lượng lớn:

– Subltosan.

– Dextran.

– Huyết tương, máu.

Truyền dịch nhằm mục đích gì?

– Việc truyền dịch giúp cho người bệnh có thể hồi phục lại khối lượng tuần hoàn đã mất của cơ thể rất nhanh trong các trường hợp: Tiêu chảy mất nước, mất máu, bỏng nặng, xuất huyết…

– Đưa thuốc vào để điều trị.

– Truyền dịch còn cung cấp dinh dưỡng có tác dụng nuôi dưỡng người bệnh trong một số trường hợp người bệnh không ăn uống được.

– Truyền dịch giúp giải độc, lợi tiểu.

Nguyên tắc truyền dịch tĩnh mạch

Để kỹ thuật thực hiện truyền dịch tĩnh mạch được bảo đảm an toàn, thì chúng ta cần phải tuyệt đối tuần thủ 9 nguyên tắc khi thực hiện kỹ thuật truyền dịch.

– Dịch truyền, các dụng cụ phục vụ truyền dịch phải tuyệt đối vô khuẩn.

– Đảm bảo áp lực của dịch truyền cao hơn áp lực máu của người bệnh.

– Tuyệt đối không để không khí lọt vào tĩnh mạch.

– Theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh trước trong và sau khi truyền.

– Tốc độ chảy của dịch phải theo đúng y lệnh.

– Phát hiện sớm các dấu hiệu của phản ứng và xử trí kịp thời, một số các loại thuốc được chỉ định pha cùng với dịch truyền thì cần phải thử phản ứng thuốc trước khi tiến hành pha vào cùng dịch truyền

– Lưu ý không để lưu kim quá 24 giờ trong cùng một vị trí.

– Nơi tiếp xúc giữa kim và mặt da phải giữ vô khuẩn.

Trên đây là một số điều cần lưu ý trong kỹ thuật truyền dịch. Y Tế Toàn Phúc - Địa chỉ uy tính chất lượng. Nếu bạn quá bận, hay muốn giảm thời gian đi lại, chờ đợi tại các phòng khám, bệnh viện, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại nhà. Khi cần hỗ trợ kỹ thuật hoặc mong muốn được chăm sóc tận tình chu đáo tại nhà, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo Hotline 094 345 0115. Đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp của chúng tôi luôn sẵn sàng 24/7.

Viết bình luận
zalo