Lưu ý khi truyền dịch cho trẻ nhỏ

Lưu ý khi truyền dịch cho trẻ nhỏ

02:38 13/12/2019

Truyền dịch là một trong các biện pháp được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh. Các bác sĩ khuyến cáo đặc biệt lưu ý khi truyền dịch cho trẻ nhỏ phải căn cứ theo tình trạng mất nước và truyền dịch cho trẻ theo đúng phác đồ. 

Truyền dịch là gì?

Truyền dịch là một biện pháp tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt, đưa những chất có lợi vào cơ thể qua đường máu để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh hoặc để phục hồi cơ thể,... Trên thực tế, việc truyền dịch rất cần thiết, trong nhiều trường hợp truyền dịch còn là biện pháp cấp cứu quan trọng, giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn nguy hiểm. Tuy nhiên việc truyền dịch không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ là cắm kim truyền rồi chờ cho dịch chảy hết.

Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng bao gồm dung dịch glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin chỉ nên được truyền cho những đối tượng phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không ăn được bằng đường miệng, không tiêu hóa được thức ăn…

Nhóm cung cấp nước, các chất điện giải như dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%... dùng trong trường hợp mất nước, mất máu khi bị tiêu chảy, bỏng, ói mửa, ngộ độc.

Nhóm đặc biệt như dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử... chỉ dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Để bệnh nhân được truyền dịch, bác sĩ cần thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh, từ đó lựa chọn loại dịch truyền, số lượng dịch truyền trong ngày, thời gian truyền và tốc độ truyền thích hợp với từng bệnh nhân. Sau khi có chỉ định của bác sĩ, các điều dưỡng đã được đào tạo sẽ tiền thành truyền dịch

Lưu ý truyền dịch cho trẻ nhỏ

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Oanh – Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết, truyền dịch thông thường được áp dụng trong những trường hợp mất nước cấp tính mà không thể bù lượng dịch đã mất bằng đường uống như: Bị tiêu chảy cấp, nôn nhiều, bỏng nặng, sốt cao kéo dài gây mất nước, say nắng, say nóng. 

Trong trường hợp bắt buộc phải truyền, bác sĩ sẽ phải tính toán kỹ lưỡng truyền bao nhiêu, thời gian chảy giọt truyền như thế nào chứ không thể truyền bừa bãi. Việc tự ý truyền dịch sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe. Ngay cả khi người bệnh bị mất nước, bác sĩ vẫn khuyên uống nước bồi phụ tốt hơn là truyền dịch. Ngoài ra trước khi truyền cần phải khám tim, phổi, đo mạch… để kiểm tra sức khỏe tổng thể. 

Các bác sĩ khuyến cáo đặc biệt lưu ý khi truyền dịch cho trẻ nhỏ phải căn cứ theo tình trạng mất nước. Phải là những thầy thuốc chuyên khoa nhi mới đánh giá được tình trạng mất nước của trẻ và truyền dịch cho trẻ theo đúng phác đồ.

Y Tế Toàn Phúc với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm, tận tình với bệnh nhân. Chúng tôi cung cấp dịch vụ truyền dịch tại nhà uy tính, chất lượng Hãy liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay theo Hotline: 0943450115 để được chăm sóc y tế sớm nhất.

zalo