Làm gì khi bé bị tiêu chảy

Làm gì khi bé bị tiêu chảy

08:49 02/07/2020

Tiêu chảy ở trẻ em là bệnh thường hay gặp và hiếm khi nặng. Nhưng bố mẹ phải hiểu và nắm rõ để tránh những hậu quả đáng tiếc thường gặp như mất nước và điện giải,…

1. Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ đứng hàng thứ 2 nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Với trẻ < 5 tuổi mỗi năm có 1.5-2 triệu tử vong.

Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, trẻ nhũ nhi thường bị 6 lần/năm, trẻ em 3 lần/năm.

2. Định nghĩa tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Thường trẻ dưới 1 tháng tuổi có thể đi cầu 4-10 lần/ngày

Trong vòng 3 tháng đầu sau sinh thường đi cầu hơn 2 lần/ngày

Thời gian bé hay đi cầu: tùy vào mỗi bé. Có bé thì đi cầu ngay sau mỗi bữa ăn, cũng có bé thì đi 2 ngày/lần, hay 1 tuần/lần. Nhưng mà trước 2 tuổi thì phân mềm nhưng đóng khuôn.

Vậy định nghĩa thế nào là tiêu chảy? Tiêu chảy có nghĩa là bé nhũ nhi thì đi gấp 2 lần bình thường, còn trẻ lớn thì trên 3 lần/ngày.

3. Phân loại bệnh tiêu chảy ở trẻ

– Tiêu chảy nước cấp

– Tiêu chảy xâm lấn có đàm máu

– Tiêu chảy >= 14 ngày

4. Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ là do:

– Vi trùng

– Virus

– Ký sinh trùng (tác nhân nhiễm trùng tùy tuổi: ví dụ < 2t thường do rotavirus. Tiêu đàm máu sốt do shigella thường 2-5t: là nguyên nhân chính gây tử vong)

– Tác dụng phụ của kháng sinh

– Nhiễm trùng không liên quan hệ tiêu hóa hay bệnh hệ thống: cúm, sởi, tay chân miệng, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, viêm  màng não, nhiễm trùng huyết, hiv…

– Bụng ngoại khoa cần cấp cứu: lồng ruột, viêm ruột thừa…

a) Virus

– Thời gian thường mắc phải là mùa đông

– Ủ bệnh từ 12giờ đến 5ngày

– Kéo dài: virus 3ngày đến 1tuần

b) Vi trùng

Thường xảy ra do :

– Xử lý nước không sạch

– Xử lý cống không tốt: như thiên tai lụt lội , hay ăn thức ăn không sạch

c) Ký sinh trùng

Kéo dài: nhiều tuần tháng

d) Do tác dụng phụ kháng sinh

– Gây tiêu chảy nhẹ

– Ngưng 1-2 ngày sau ngưng kháng sinh

– Đường lây:thường qua phân miệng …

5. Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy tại nhà

a) Ăn uống

– Trẻ <6tháng: bú mẹ

– Trẻ >6 tháng:

– Nước không đường (không ăn: kem, nước giải khát như nước ngọt, sữa hoặc nước trái cây pha đường).

– Không ăn nhiều béo vì khó hấp thu

b) Theo dõi mất nước điện giải

– Khô môi

– Khát nước

– Mắt trũng

– Thóp lõm (trẻ <18 tháng còn thóp)

– Khóc không có nước mắt

– Không tiểu 4-6 giờ

– Quấy đòi uống nước hoặc li bì

c) Điều trị mất nước điện giải

ORS : không điều trị tiêu chảy nhưng điều trị mất nước điện giải

ORS giữ được 24giờ sau khi pha

Cách pha: đúng chỉ dẫn, không với nước khác. Chỉ pha với nước đun sôi để nguội.

Cách uống: chậm, thường 10-20 muỗng cà phê (50-100ml) sau mỗi lần tiêu chảy.

Nếu từ chối uống hoặc ói ngay sau khi uống thì cần theo dõi sát mất nước

Không thay thế ORS bằng: nước gạo, nước trà, nước trái cây.

Có thể thay thế bằng nước dừa

Nếu trẻ cho dấu hiệu mất nước hay nôn ói không uống được hoặc tiêu chảy kèm sốt cao, phân xanh, có đàm hoặc máu thì phải được truyền dịch theo sự chỉ định của bác sĩ khám, để chẩn đoán và điều trị, tránh để trẻ mất nước nặng, rối loạn điện giải, kiềm toan ảnh hưởng đến tính mạng.

d) Thuốc

Không kháng sinh, kháng tiêu chảy vì không cần thiết và có thể nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra cũng che dấu triệu chứng và làm chậm trễ điều trị.

– Probiotic: có thể làm giảm tiêu chảy xấp xỉ 1 ngày

– Kẽm:

Không cần thiết cho những trẻ đủ dinh dưỡng không có nguy cơ thiếu kẽm

Chỉ cần thiết cho những trẻ có nguy cơ thiếu kẽm: giảm độ nặng, thời gian đợt tiêu chảy cấp và giảm tái phát đợt  tiêu chảy tiếp theo trong nhiều tháng sau đó.

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ 

– Mất nước

– Khô môi

– Khát nước

– Mắt trũng

– Thóp lõm (<18tháng còn thóp)

– Khóc không có nước mắt

– Không tiểu 4-6 giờ

– Quấy đòi uống nước hoặc li bì

– Tiêu máu đàm mót rặn

– Đau bụng nhiều

– Không ăn hay uống gì cả

– Mệt, quấy hay không đáp ứng với môi trường xung quanh gì hết

– Hoặc bất cứ bất thường nào không an tâm

7. Phòng ngừa

– Bú mẹ đến ít nhất 6 tháng đến 2 tuổi.

– Rửa tay: trước ăn hay chuẩn bị thức ăn, sau khi vệ sinh. Rửa tay bằng xà bông 30 giây, lau khô.

– Không đi học, bơi khi bệnh đẻ tránh lây

– Uống nước sạch nấu chín

– Chích ngừa: virus Rota, ởi

– Uống vitamin A định kỳ

Để nhận được những lời khuyên tốt nhất về tình trạng tiêu chảy ở trẻ bạn hãy liên hệ với chúng tôi - Y Tế Toàn Phúc có đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm và làm việc tại các bệnh viện lớn. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ truyền nước biển tại nhà. Liên hệ số hotline 094 345 0115 để được tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ phù hợp cho bạn.

XEM THÊM >>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Truyền dịch tại nhà ở TP.HCM

XEM THÊM >>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Truyền đạm tại nhà ở TP.HCM

XEM THÊM >>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Truyền nước biển tại nhà ở TP.HCM

Viết bình luận
zalo