Khi bị tiêu chảy cần điều trị như thế nào?

Khi bị tiêu chảy cần điều trị như thế nào?

06:00 12/01/2020

Tiêu chảy hay là tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở bất kỳ ai, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Tình trạng này thường xuất hiện vào mùa hè và có thể bùng phát thành dịch nếu không điều trị kịp thời. Nghiêm trọng hơn, tiêu chảy kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: mất nước, suy dinh dưỡng, suy thận… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ những kiến thức cơ bản về chứng bệnh này.

1. Tiêu chảy là gì?

Thông thường, thức ăn khi đưa vào cơ thể sau 2-3 ngày sẽ được hấp thu triệt để nước và các chất dinh dưỡng, các chất cặn bã sẽ được thải ra ngoài. Do đó, một người khỏe mạnh có thể đi đại tiện 1-2 lần/ngày, phân thành khuôn, không lỏng hoặc nát.

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Bệnh được chia thành 2 dạng: tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính. Trong đó, tiêu chảy cấp xảy ra khi cơ thể bị dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn (E.coli, tả, lỵ, thương hàn…) hoặc do virus Rota… Tình trạng này có thể kéo dài từ 1-2 tuần. Còn đối với tiêu chảy mạn tính, bệnh tái đi tái lại trong một khoảng thời gian dài và kèm theo các biểu hiện như: đau bụng, đầy hơi, phân sống, đi ngoài có máu, buồn nôn, quặn thắt đại tràng… Lúc này, người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Theo wikipedia, tiêu chảy là nguyên nhân phổ biến tử vong ở các nước đang phát triển và đứng thứ hai trong số những bệnh gây tử vong trẻ em trên thế giới.

2. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy

Nhiễm khuẩn đường ruột

Đây là nguyên nhân chính gây tiêu chảy, thường gặp khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu… dẫn tới ngộ độc. Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể, kích thích các mô trong đường tiêu hóa, gây viêm nhiễm và đau.

Ngoài ra, việc ăn rau sống, gỏi, đồ tái sống… được tưới bằng nước bẩn, phân tươi sẽ truyền vi khuẩn E.coli, giun sán, các loại kí sinh trùng. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể gây bùng phát dịch lớn như: tả, lỵ, thương hàn…

Vệ sinh kém

Việc giữ vệ sinh kém cũng có thể lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng. Vì vậy, mỗi người cần rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước lúc ăn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Rối loạn vi sinh đường ruột

Lạm dụng thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột, hậu quả là đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, không thành khuôn hoặc phân sống.

Không hấp thu đường

Một số người có cơ địa không dung nạp được các loại đường như: lactose, glucose-galactose, fructose từ các loại trái cây, mật ong, sữa và chế phẩm từ sữa… Bởi vậy, khi họ ăn những thực phẩm chứa các loại đường này thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài. Hoặc cơ thể thiếu các men như sucrase-isomaltase, lactase… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.

 

Ngộ độc thực phẩm

Do người bệnh sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại. Lúc này, bệnh nhân thường có biểu hiện như: đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong, kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… Thậm chí, có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Hội chứng ruột kích thích

Đây là bệnh do thay đổi thói quen ăn uống, sau khi ăn đồ lạ hoặc dùng một số thuốc điều trị bệnh. Nguyên nhân là do nhu động ruột co thắt quá mức và kéo dài khiến thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn. Lúc này, nước không được tái hấp thu hoặc tiết ra quá mức từ niêm mạc ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy đột ngột.

3. Triệu chứng tiêu chảy thường gặp

Khi bị tiêu chảy, người bệnh thường gặp các triệu chứng như:

– Tăng số lần đại tiện: Đi ngoài nhiều lần (thậm chí cả chục lần), phân sống hoặc lỏng không thành khuôn, có thể lẫn nhầy máu. Cảm giác mót, đi xong lại muốn đi tiếp.

– Đau bụng: Ngoài các triệu chứng liên quan đến đại tiện thì người bệnh còn có cảm giác đau quặn bụng hoặc âm ỉ, chướng bụng, đầy hơi. Những cơn đau thường xảy ra ở bụng dưới hoặc toàn bộ vùng bụng, đặc biệt là khi ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng như: hải sản, đồ lạnh, thực phẩm tái sống… Mức độ nghiêm trọng của cơn đau phụ thuộc vào vị trí và nguyên nhân gây nhiễm trùng.

– Buồn nôn hoặc nôn: Tiêu chảy thường đi kèm với triệu chứng nôn khiến cơ thể dễ bị mất nước. Lúc này, người bệnh sẽ có các biểu hiện như: vẻ mặt hốc hác, miệng khô, mắt trũng, lờ đờ, tim đập yếu và hạ thân nhiệt. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị sốt, miệng hoặc da khô, tiểu ít, cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ…

Ngoài các triệu chứng tiêu chảy trên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này mà người bệnh có các biểu hiện đặc trưng riêng.

– Trường hợp bị tiêu chảy do nhiễm virus, vi khuẩn: Nếu mắc tả, bệnh nhân có thể sẽ đi ngoài không kiểm soát (vài chục lần trong ngày). Phân dạng nước, màu đục như nước vo gạo hoặc màu trong, mùi hôi tanh khó chịu, không lẫn máu. Trong phân có lợn cợn nhiều vảy trắng, các vảy này mang nhiều vi khuẩn tả.

4. Phương pháp điều trị tiêu chảy

Để ngăn chặn những biến chứng khó lường do tiêu chảy gây ra, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt theo các phương pháp sau:

Bù nước và chất điện giải

Khi bị tiêu chảy cấp, cơ thể mất khá nhiều nước và rối loạn điện giải. Do đó, việc quan trọng nhất và cần thực hiện đầu tiên là phải bù nước, chất điện giải kịp thời. Tốt nhất là uống nước đun sôi để nguội hoặc sử dụng dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn. Bên cạnh đó, có thể uống các loại nước khác như: nước cháo loãng, nước gạo rang, nước cơm… Trong trường hợp bị tiêu chảy nặng, lượng nước mất hơn 5% trọng lượng cơ thể, việc bù nước bằng đường uống không đáp ứng đủ thì phải truyền dịch tại nhà. Lưu ý, bệnh nhân không được tự ý truyền nước mà phải có bác sĩ thăm khám và thực hiện truyền dịch tại nhà để được điều trị đúng cách.

Sử dụng thuốc tây

Đối với trường hợp bị tiêu chảy nhẹ thì tình trạng bệnh có thể thuyên giảm trong vòng một vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không cải thiện, người bệnh bị nôn, đi ngoài ra máu, đau bụng dữ dội, sốt cao liên tục thì cần thăm khám và thực hiện xét nghiệm phân để tìm ra nguyên nhân.

Bị tiêu chảy uống thuốc gì là tốt nhất sẽ cần căn cứ vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tiêu chảy với các loại thuốc tiêu chảy phù hợp. Nếu bệnh nhân bị nhiễm lỵ trực khuẩn, E.coli, Salmonella thì có thể sử dụng kháng sinh như: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Pefloxacin… Trường hợp nhiễm khuẩn tả có thể sử dụng Tetracyclin, Cloramphenicol hoặc Biseptol.

Các loại thuốc tây được đánh giá là đem lại hiệu quả nhanh trong việc làm giảm những triệu chứng tiêu chảy. Tuy nhiên, đối với người già hoặc trẻ bị tiêu chảy cấp, hệ tiêu hóa kém thì việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, lâu dần có thể dẫn đến nhờn thuốc. Do đó, cha mẹ cần thận trọng trong việc dùng thuốc khi bé bị tiêu chảy.

Đi vào hoạt động trong nhiều năm, Y tế Toàn Phúc có đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh luôn đưa ra kết quả đánh giá xác thực cùng với nhiều lời khuyên tốt nhất cho sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra trung tâm còn cung cấp các dịch vụ truyền nước biển tại nhà an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 094 345 0115, bạn sẽ nhận câu trả lời nhanh nhất.

Viết bình luận
zalo