Khi bị mệt mỏi, suy nhược có nên truyền dịch tại nhà không?

Khi bị mệt mỏi, suy nhược có nên truyền dịch tại nhà không?

09:06 10/01/2020

Truyền nước (truyền dịch) tại nhà là giải pháp được nhiều người lựa chọn khi muốn cải thiện tình trạng cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, để an toàn người bệnh cần được truyền dịch tại những cơ sở y tế, phòng khám uy tín, có chuyên môn. Sau đây Y Tế Toàn Phúc sẽ thông tin cho các bạn những kinh nghiệm cần thiết, mời các bạn theo dõi:

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, dịch truyền là dạng thuốc cần thiết trong trường hợp bệnh nặng cần cấp cứu hoặc người bệnh không thể uống thuốc. Nhưng dùng loại dịch truyền nào, liều lượng ra sao phải tùy vào từng trường hợp cụ thể và có sự theo dõi của thầy thuốc.

Khi nào cần truyền dịch tại nhà?

Dịch truyền là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, có thể tiêm châm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng là nước cất, ngoài ra có thể dùng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.

Hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền được chia thành 3 nhóm cơ bản: Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể; Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải; Nhóm huyết tương tươi.

Để quyết định bệnh nhân có cần truyền dịch tại nhà hay không và truyền liều lượng bao nhiêu, cần xét nghiệm máu và khám tim, phổi, đo mạch...

Nếu một trong các chỉ số này thấp hơn chỉ số bình thường cho phép thì bác sĩ mới chỉ định truyền dịch tại nhà phù hợp để bù đắp. Trong quá trình truyền dịch tại nhà, bác sĩ phải theo dõi sát bệnh nhân để giám sát diễn biến truyền và mức độ tiến triển bệnh.

Các bác sĩ khuyến cáo, chỉ nên truyền dịch tại nhà khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, hoặc bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp... không thể ăn uống được. Trước khi truyền dịch bệnh nhân cần phải qua quá trình xét nghiệm cần thiết. Những bệnh nhẹ thì không nên truyền dịch.

Một số người khỏe mạnh lại tự ý truyền dịch hoa quả để bồi bổ sức khỏe càng phải thận trọng. Nước hoa quả là dung dịch chứa các vitamin tổng hợp có thể cải thiện sức đề kháng, giúp ăn ngon.

Tuy nhiên dịch truyền này chỉ dành cho người yếu sức, mất cân bằng hoặc thiếu vitamin trầm trọng, ăn uống kém. Người khỏe truyền dịch hoa quả có thể dẫn đến lười ăn vì dung mao ruột thoái hóa; thậm chí phù tim, thận vì đột ngột đưa vào cơ thể lượng dinh dưỡng và lượng nước quá lớn.

Những lưu ý khi truyền dịch tại nhà

- Truyền dịch khi được các bác sĩ thăm khám, xét nghiệm và kết luận truyền dịch.

- Trong quá trình truyền nên cho dịch chảy chậm, bác sĩ phải thường xuyên theo dõi sát bệnh nhân.

- Khi cơ thể gầy yếu, chán ăn, cần xem lại chế độ ăn, nghỉ, làm việc, tập luyện cho thích hợp. Trong trường hợp còn ăn uống được, thay vì truyền dịch thì nên bổ sung bằng các thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa... Cách này tốt và an toàn hơn truyền dịch.

- Phải có thuốc cấp cứu chống choáng, sốc, để nếu không may tai biến xảy ra có thể cứu chữa bệnh nhân kịp thời.

- Khi đang truyền dịch tại nhà, cơ thể có biểu hiện bất thường như rét run, khó thở, phù chỗ tiêm... phải báo ngay nhân viên y tế để kịp thời xử trí, tránh những hậu quả nguy hiểm hơn.

- Truyền dịch tại nhà phải được tiến hành ở những dịch vụ y tế có đủ điều kiện và khả năng xử trí tai biến trong khi truyền.

Đi vào hoạt động trong nhiều năm, Y tế Toàn Phúc có đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh luôn đưa ra kết quả đánh giá xác thực cùng với nhiều lời khuyên tốt nhất cho sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra trung tâm còn cung cấp các dịch vụ truyền dịch, truyền đạm tại nhà uy tính, chất lượng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 094 345 0115, bạn sẽ nhận câu trả lời nhanh nhất.

Viết bình luận
zalo