-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Điều trị sốc phản vệ ở trẻ em
10:33 07/06/2020
Sốc phản vệ (SPV) là phản ứng quá mẫn tức thì phát sinh khi có sự xâm nhập lần thứ hai của dị nguyên vào cơ thể. Sốc phản vệ có biểu hiện hạ huyết áp, trụy tim mạch, suy hô hấp cấp do tăng tính thấm thành mạch và co thắt cơ trơn phế quản.
Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất dễ gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Bệnh xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc sau 30 phút sau khi tiếp xúc dị nguyên. Triệu chứng xuất hiện càng sớm bệnh càng nặng, tỷ lệ tử vong càng cao.
Đường đưa thuốc vào cơ thể: tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, dưới da, trong da, uống, bôi ngoài da, nhỏ mắt,.... đều có thể gây sốc phản vệ.
Nguyên nhân của sốc phản vệ
- Hàng đầu là thuốc: kháng sinh, thuốc chống viêm, dịch truyền, thuốc gây tê, vitamin, thuốc cản quang, vawcxin..
- Thức ăn
- Nọc côn trùng
Biểu hiện của sốc phản vệ
Khởi phát thường rất nhanh trong 5 - 30 phút sau khi tiếp xúc dị nguyên với các dấu hiệu sớm: bồn chồn, hốt hoảng, khó thở vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, ngứa chân tay ...
Giai đoạn toàn phát với các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng ở nhiều cơ quan.
+Hô hấp: nghẹt mũi, hắt hơi, khàn tiếng, khò khè, phù thanh quản, ho, tắc nghẽn đường thở. Khó thở, thở nhanh, co thắt phế quản, co rút cơ hô hấp, tím tái, ngừng thở.
+Tim mạch: nhịp tim nhanh, hạ HA, loạn nhịp, ngừng tim.
+Thần kinh: đau đầu, chóng mặt, run chân tay, vật vã lơ mơ, co giật, ngất xỉu, hôn mê.
+Tiêu hoá: đau bụng, buồn nôn, đái ỉa không tự chủ, có thể đi ngoài ra máu.
+Ngoài da: mày đay, phù Quincke, ban đỏ ngứa.
+Toàn thân: vã mồ hôi, rét run, mệt lả ...
Phác đồ điều trị sốc phản vệ ở trẻ em
Nguyên tắc điều trị
Khẩn cấp, tại chỗ và dùng ngay Adrenalin.
Adrenalin dùng ngay càng sớm càng tốt vì thay đổi ngay các dấu hiệu nặng do sốc phản vệ gây ra như co thắt phế quản và tụt HA do Adrenalin làm tăng cAMP trong tế bào mast và basephil sẽ ức chế giải phóng các chất trung gian hoá học.
Adrenalin còn kích thích trên hệ giao cảm và phó giao cảm làm tăng co bóp cơ tim tăng sức cản mạch ngoại vi, làm tăng HA, tăng tưới máu các cơ quan.
Xử trí ban đầu
Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, ủ ấm, nằm nghiêng khi có nôn, đo huyết áp 10 phút/lần.
Ngừng ngay tiếp xúc dị nguyên (thuốc đang tiêm, uống ...).
Duy trì đường thở: tư thế đường thở mở, hút đờm dãi và thở oxy.
Nếu tắc nghẽn đường thở nặng trẻ tím nhiều: đặt nội khí quản hô hấp hỗ trợ.
Epinephrine: tiêm bắp Adrenalin 1/1000 (0,01 mg/kg), 0,01 ml/kg, hoặc ở trẻ em không biết cân nặng Adrenalin 1‰ 0,3 ml.
+ Tiêm bắp ngay sau khi xuất hiện triệu chứng sốc phản vệ.
+ Có thể nhắc lại 5 - 10 phút liều như trên cho đến khi HA trở lại bình thường.
Chăm sóc bé sau sốc phản vệ
Nếu đây là lần đầu bé bị sốc phản vệ, mẹ nên cho bé làm một số xét nghiệm dị ứng để tìm hiểu nguyên nhân gây ra sốc phản vệ ở bé.
Một khi mẹ đã biết bé bị dị ứng với cái gì, các chuyên gia sẽ hướng dẫn mẹ những cách tránh để bé tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Chuyên gia cũng sẽ kết hợp với mẹ để xây dựng phương án chống dị ứng, chẩn đoán điều dưỡng sốc phản vệ cho bé.
Điều này sẽ giúp mẹ nhận biết các dấu hiệu sớm nhất của sốc phản vệ và những điều cần làm khi bé có các dấu hiệu sốc phản vệ.
Mẹ sẽ được cung cấp thuốc tiêm tự động adrenaline để sử dụng nếu bé có phản ứng khác. Chuyên gia sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết về cách dùng và thời điểm sử dụng. Một số điểm quan trọng mẹ cần ghi nhớ:
- Mang theo một hoặc hai bút tiêm tự động mọi lúc, nếu nhờ ai trông trẻ phải hướng dẫn họ chỗ để và cách sử dụng.
- Bút tiêm tự động không hoạt động tốt nếu chúng quá nóng hoặc lạnh, vì vậy hãy cố gắng giữ ở nhiệt độ phòng. Không cất bút tiêm ở những nơi nóng hoặc lạnh, như ngăn đựng găng tay của xe ô tô hoặc tủ lạnh.
- Mỗi bút tiêm tự động sẽ có ngày hết hạn và sẽ hoạt động không hiệu quả khi đã hết hạn. Mẹ hãy chú ý trên giấy hướng dẫn đi kèm hoặc ghi chú lại trên lịch khi cần thay bút tiêm.
Mẹ cần làm gì để phòng tránh sốc phản vệ cho bé?
Cách phòng tránh tốt nhất là tìm hiểu xem nguyên nhân gây ra sốc phản vệ ở bé và tránh để bé tiếp xúc với các tác nhân đó. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể để phòng tránh sốc phản vệ cho bé.
Hoặc mẹ cũng có thể theo dõi một số cách để tránh các chất gây sốc phản vệ phổ biến nhất và cách giảm nguy cơ bị côn trùng đốt và cắn.
Cho dù mẹ cẩn thận đến đâu, vẫn có khả năng trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng một lần nữa. Đảm bảo rằng ai chăm trẻ cũng luôn có bút tiêm tự động và biết cách sử dụng nó.
Nếu mẹ nghi ngờ bé bị sốc phản vệ lần nữa, sử dụng bút tiêm tự động ngay lập tức và gọi xe cấp cứu. Ngay cả khi bé đã khỏe lại nhanh chóng, bác sĩ vẫn cần kiểm tra và lưu lại trong hồ sơ bệnh án của bé..
Trẻ bị sốc phản vệ nghiêm trọng lần đầu có thể đáng sợ. Nhưng mẹ sẽ sớm trở thành một chuyên gia trong việc kiểm soát tình trạng con mình và giúp bé tránh được các chất gây sốc phản vệ.
Đi vào hoạt động trong nhiều năm, Y tế Toàn Phúc có đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh luôn đưa ra kết quả đánh giá xác thực cùng với nhiều lời khuyên tốt nhất cho sức khỏe của trẻ. Ngoài ra trung tâm còn cung cấp các dịch vụ truyền dịch, truyền nước biển tại nhà. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 094 345 0115, bạn sẽ nhận câu trả lời nhanh nhất.
XEM THÊM >>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Truyền dịch tại nhà ở TP.HCM
XEM THÊM >>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Truyền đạm tại nhà ở TP.HCM
XEM THÊM >>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Truyền nước biển tại nhà ở TP.HCM