Dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị như thế nào?

Dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị như thế nào?

10:38 26/01/2020

Dị ứng thuốc là một biến chứng rất hay gặp trong quá trình điều trị, biểu hiện lâm sàng đa dạng, phong phú với những tổn thương ở da, niêm mạc và cả ở các cơ quan nội tạng. Mọi loại thuốc đều có thể gây dị ứng nhưng gặp nhiều hơn cả là các loại thuốc kháng sinh.

Tiêm, truyền dịch tại nhà là phương pháp phổ biến nhất hiện nay và đem lại hiệu quả tốt hơn so với phương pháp uống. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ khả năng để thực hiện việc đó, chỉ có những y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên hoặc bác sĩ đã được qua đào tạo và thực tế mới có thể thực hiện được phương pháp này cho bệnh nhân.

1. Thuốc kháng sinh là gì?

Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác.

Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.

2. Tác dụng của thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là loại thuốc mạnh mẽ chống lại một số bệnh nhiễm trùng và có thể cứu sống khi được sử dụng đúng cách. Chúng hoặc ngăn chặn vi khuẩn sinh sản hoặc tiêu diệt chúng.

Trước khi vi khuẩn có thể nhân lên và gây ra các triệu chứng, hệ thống miễn dịch thường có thể tiêu diệt chúng. Các tế bào bạch cầu (WBC) tấn công các vi khuẩn có hại và ngay cả khi các triệu chứng xảy ra, hệ thống miễn dịch thường có thể đối phó và chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, đôi khi, khi số lượng vi khuẩn có hại quá nhiều và hệ thống miễn dịch không thể chống lại tất cả thì thuốc kháng sinh rất hữu ích trong các trường hợp này.

3. Dị ứng với thuốc kháng sinh là gì?

Dị ứng thuốc kháng sinh là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc (sự kết hợp dị nguyên với kháng thể dị ứng hoặc lymoho bào mẫn cảm) do đã có giai đoạn mẫn cảm. Dị ứng thuốc kháng sinh thường không phụ thuộc vào liều lượng, có tính mẫn cảm chéo, với một số triệu chứng và hội chứng lâm sàng đặc trưng, thường có biểu hiện ngoài da và ngứa. Nếu dùng lại thuốc kháng sinh đã gây dị ứng thì phản ứng dị ứng sẽ xảy ra nặng hơn và có thể tử vong.

4. Dấu hiệu và triệu chứng khi xảy ra dị ứng thuốc kháng sinh

Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh thường xảy ra trong vòng một giờ sau khi dùng thuốc, hoặc thậm chí có thể xảy ra vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần sau đó.

Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh bao gồm:

  • Phát ban da
  • Mề đay
  • Ngứa
  • Sốt
  • Sưng
  • Khó thở
  • Khò khè
  • Sổ mũi
  • Ngứa, chảy nước mắt
  • Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng hiếm gặp, đe dọa đến tính mạng, gây ra rối loạn chức năng lan rộng toàn hệ thống cơ thể. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

  • Co thắt đường thở và cổ họng, gây khó thở
  • Buồn nôn hoặc quặn bụng
  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Bồn chồn, hoảng hốt
  • Mạch nhanh nhỏ khó bắt
  • Hạ huyết áp
  • Mất ý thức

5. Ai là người dễ bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Mặc dù bất cứ ai cũng có thể có phản ứng dị ứng với thuốc kháng sinh nhưng nếu có một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hơn, bao gồm:

  • Tiền sử dị ứng với các chất khác, chẳng hạn như dị ứng thực phẩm hoặc sốt hoa cỏ (tên tiếng Anh là Hay fever)
  • Phản ứng dị ứng với một loại thuốc khác
  • Tiền sử gia đình bị dị ứng thuốc
  • Tăng tiếp xúc với chính loại thuốc kháng sinh gây dị ứng đó, vì dùng liều cao, sử dụng lặp đi lặp lại hoặc sử dụng kéo dài
  • Một số bệnh thường liên quan đến phản ứng dị ứng thuốc, chẳng hạn như nhiễm HIV hoặc virus Epstein-Barr

6. Làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Gọi ngay 115 khi bạn hoặc người thân sau khi sử dụng thuốc kháng sinh mà có các triệu chứng của dị ứng như:

  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Co thắt trong cổ họng hoặc cảm giác rằng đường thở đang đóng lại
  • Khàn giọng hoặc khó nói
  • Sưng môi, lưỡi hoặc cổ họng
  • Buồn nôn, đau bụng hoặc nôn
  • Nhịp tim nhanh hoặc mạch đập
  • Lo lắng hay chóng mặt
  • Mất ý thức
  • Phát ban và khó thở
  • Các triệu chứng khác của phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ)

Các bước xử lý tiếp theo bao gồm:

  • Ngưng sử dụng loại thuốc kháng sinh gây dị ứng hoặc nghi ngờ gây dị ứng
  • Tiêm ngay thuốc epinephrine tự động. Chích thuốc epinephrine vào bắp thịt đùi phía ngoài, chích xuyên qua quần áo nếu cần thiết
  • Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, chân cao. Nếu bị buồn nôn hoặc ói, cho người bệnh nằm nghiêng một bên, người bệnh không nên ngồi dậy hoặc đứng lên
  • Không nên để người bệnh một mình
  • Nếu các triệu chứng của người bệnh không đỡ hơn hoặc bị tệ hơn, tiêm epinephrine lần thứ 2 sau liều thứ nhất 5 phút
  • Người nhà cần chắc chắn sẽ đưa được người bệnh đến bệnh viện

7. Cách trị dị ứng thuốc kháng sinh tại bệnh viện

Một vấn đề cần lưu ý mang tính nguyên tắc là khuyến cáo tuyệt đối không để bệnh nhân tiếp xúc với các loại thuốc điều trị và phòng bệnh đã gây nên hiện tượng dị ứng cho bản thân họ và hạn chế sử dụng các loại thuốc khác.

Về điều trị, có thể sử dụng các loại thuốc chống dị ứng kháng histamin anti H1 thế hệ 2 như cetirizin, fexofenadin, astemisol, loratadin...; trường hợp dị ứng thuốc nặng hơn có thể kết hợp với thuốc corticoid như prednisolon, methylprednisolon tiêm truyền; đồng thời cũng phối hợp với các thuốc điều trị triệu chứng.

Trong một số trường hợp nên bù nước và chất điện giải khi có yêu cầu, kể cả thuốc lợi tiểu. Nếu có hiện tượng bội nhiễm có thể sử dụng kháng sinh, nên lựa chọn loại kháng sinh thích hợp và bảo đảm sử dụng hợp lý, an toàn. Để phòng ngừa sốc phản vệ có thể xảy ra, cần xử trí kịp thời các trường hợp bị đỏ da, hội chứng Stevens - Johnson, hội chứng Lyell; việc xử lý can thiệp thực hiện giống như các trường hợp nặng do dị ứng thuốc, chú ý đến công tác hộ lý, hỗ trợ, giúp đỡ.

8. Cách phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh

Nếu bạn bị dị ứng với thuốc kháng sinh, cách phòng ngừa tốt nhất là tránh dùng thuốc đó. Các bước bạn có thể thực hiện để bảo vệ bản thân bao gồm:

  • Thông báo cho nhân viên y tế. Hãy chắc chắn rằng tình trạng dị ứng thuốc kháng sinh được ghi rõ ràng trong hồ sơ bệnh án của bạn. Thông báo cho các nhân viên y tế khác, chẳng hạn như nha sĩ hoặc bất kỳ chuyên gia y tế nào khi bạn đến khám và điều trị bệnh.
  • Đeo vòng tay. Đeo vòng đeo tay cảnh báo nhằm giúp cho nhân viên Y tế xác định tình trạng dị ứng thuốc kháng sinh của bạn. Thông tin này có thể rất hữu ích trong trường hợp phải điều trị khẩn cấp.
  • Mang theo epinephrine. Nếu dị ứng của bạn đã gây ra sốc phản vệ hoặc các phản ứng nghiêm trọng khác, bác sĩ có thể sẽ kể cho bạn một ống tiêm tự tiêm và thiết bị (bơm epinephrine tiêm tự động). Bác sĩ hoặc nhân viên Y tế khác sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng thiết bị tiêm tự động autoinjection (như Adrenaclick, AUVI-Q, EpiPen hoặc loại khác).

Với phương châm đồng hành cùng người bệnh trên mọi phương diện, Y Tế Toàn Phúc với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm, tận tình với bệnh nhân. Chúng tôi cung cấp dịch vụ truyền nước biển tại nhà đảm bảo an toàn. Hãy liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay theo Hotline: 0943450115 để được chăm sóc y tế sớm nhất.

Viết bình luận
zalo