Đi ngoài ra nước không đau bụng có truyền nước được không?

Đi ngoài ra nước không đau bụng có truyền nước được không?

05:04 12/01/2020

Tiêu chảy là một bệnh lý thường gặp ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào. Những trường hợp bệnh nhẹ, tiêu chảy kèm đau bụng khó chịu thường kết thúc trong vòng 1-2 ngày. Tuy nhiên, có những trường hợp đi ngoài ra nước không đau bụng kéo dài. Tình trạng này là biểu hiện của bệnh tiêu chảy cấp. Tiêu chảy tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, người bệnh cần lưu ý để điều trị đúng. Bài viết dưới đây không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tiêu chảy cấp mà còn biết được nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị hợp lý.

1. Đi ngoài ra nước không đau bụng là gì? 

Tiêu chảy (Đi ngoài ra nước) là tình trạng đi ngoài phân lỏng, phần lớn dẫn đến tiêu chảy là do rối loạn hệ tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích. Tiêu chảy thường gắn với những cơn đau bụng đi ngoài rất khó chịu, tuy nhiên có những trường hợp bệnh nhân hay bị đi ngoài không đau bụng. Tình trạng này chính là biểu hiện của tiêu chảy cấp.

Tiêu chảy cấp (Đi ngoài ra nước không đau bụng) là bệnh lý phổ biến của đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm do chế độ ăn uống, vệ sinh không sạch sẽ, không đảm bảo. Tiêu chảy cấp là tình trạng đại tiện phân lỏng hoặc nước nhiều lần trong ngày. Bệnh thường kéo dài không quá 14 ngày và không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời.

2. Một số dạng đi ngoài ra nước không đau bụng thường gặp

Với mỗi loại tiêu chảy cấp, biểu hiện chung thường là đi ngoài thường xuyên, nhiều lần trong ngày, nhưng có thể sốt hoặc không, nôn hoặc không, đau bụng hoặc không. Phân biệt rõ các loại bệnh sẽ giúp việc xử trí tốt hơn.

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nhiễm độc từ thức ăn

Khuẩn Salmonella

Thường gặp nhất là bệnh do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn có khả năng đột nhập vào niêm mạc ruột và gây bệnh như Salmonella (S.typhi murium và S.enteritidis). Thời gian ủ bệnh trung bình 12-36 giờ sau ăn. Bệnh khởi phát đột ngột: sốt, đau bụng vùng thượng vị hoặc quanh rốn, không mót rặn, tiêu chảy nhiều lần, phân thối, nhiều nước đôi khi có nhày, máu, gần giống phân trong lỵ trực khuẩn. Trường hợp nặng có rối loạn điện giải do mất nước (môi khô, mắt trũng, khát nước). Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do trụy mạch.

Khuẩn Salmonella

Ngoài ra bệnh còn có thể xuất hiện khi ăn phải thức ăn có chứa độc tố của vi khuẩn đã hình thành sẵn trong thức ăn và chính độc tố này gây bệnh (độc tố của tụ cầu vàng, Clostridium perfrigens, Clostridium botulinum, bacilluscerus và Vibrio parahaemolyticus). Biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau bụng, không sốt, buồn nôn và nôn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và tử vong.

Tiêu chảy dạng tả

Khuẩn Vibrio cholerae

  • Bệnh tả: Bệnh do vi khuẩn Vibrio cholerae gây nên. Thời gian ủ bệnh trung bình 5 ngày. Triệu chứng thường gặp là đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lờ lờ như nước vo gạo, không đau bụng, không sốt, có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng. Bệnh dễ gây dịch.
  • E.coli sinh độc tố ruột: gây tăng tiết dịch và điện giải vào lòng ruột, không có viêm. Nguồn lây là thức ăn và nước. Thời gian ủ bệnh 24-72 giờ, có thể sốt nhẹ, phân nhiều nước. Đây là thể bệnh tiêu chảy nhẹ nhưng kéo dài có khi đến 5 tuần.

Khuẩn Vibrio cholerae

Tiêu chảy với biểu hiện hội chứng lỵ

  • Lỵ trực khuẩn: Căn nguyên do Shigella gây ra. Triệu chứng là đau bụng quặn, mót rặn, đi ngoài lờ máu cá hay như nước rửa thịt, sốt. Cần điều trị sớm bằng kháng sinh đặc hiệu. Tuy nhiên hiện nay trực khuẩn này đã kháng với nhiều loại kháng sinh nên cần lựa chọn loại thích hợp.
  • Escherichia coli (E.coli) gây tiêu chảy xâm nhập với hội chứng lỵ: đau quặn, mót rặn, phân lỏng có máu mũi…

3. Nguyên nhân gây đi ngoài ra nước không đau bụng

  • Tiêu chảy không đau bụng chính là tình trạng tiêu chảy cấp, đây là biểu hiện mà người mắc bệnh sẽ nghĩ là của tiêu chảy thông thường. Nguyên nhân thường dẫn tới bệnh này là:

  • Ăn uống: Chế độ ăn uống chưa khoa học và không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị ôi thiu làm tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra nước.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun, sán, trùng roi Giardia lamblia có trong món ăn tái, sống hoặc nguồn nước ô nhiễm theo đường tiêu hóa vào cơ thể cũng là tác nhân gây đi ngoài.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài làm mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, gây đi ngoài.
  • Không dung nạp đường lactose: Đường lactose được tìm thấy trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Nhiều người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa loại đường này, dẫn đến việc đi ngoài sau khi sử dụng một vài loại sữa.
  • Do nhiễm virus, nguyên nhân này chiếm 80% do trường hợp viêm ruột ở các nước phát triển. Bệnh này thường gặp do virus gây ra: rotavirus, adenovirus, norwark...
  • Do nhiễm các loại vi khuẩn như vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn thương hàn, virut rota, shilgella, E.coli, Vibrio cholera.…Loại vi khuẩn này là tác nhân trực tiếp gây nên tình trạng đi ngoài ra nước. Bệnh này thường gặp vào mùa hè ở những nước đang phát triển.
  • Do uống thuốc nhuận tràng, do bị bệnh đái tháo đường, do bị bệnh cường giáp....

4. Cách điều trị đi ngoài ra nước không đau bụng hiệu quả?

Khi bị bệnh tiêu chảy không đau bụng thì chúng ta điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, trên nguyên tắc đánh giá đúng tình trạng mất nước:

Khi điều trị tiêu chảy, ngoài bù nước, điện giải và thuốc men còn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng thích hợp. Người bệnh bị tiêu chảy, khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn kém do vậy thức ăn cần chế biến kỹ, nấu nhuyễn dễ tiêu hóa hợp khẩu vị, đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng. 

  • Uống nhiều nước: Tiêu chảy nhiều khiến bệnh nhân bị mất nước trầm trọng. Do đó, bù nước và chất điện giải là việc đầu tiên cần phải làm. Bạn hãy uống thật nhiều nước trong ngày, uống ít nhất 1 lít/giờ cho tới khi không còn tiêu chảy. Hoặc sử dụng dung dịch oresol để bù chất điện giải đã mất cho cơ thể. Trường hợp mất nước mạnh thì bệnh nhân có thể bù dịch bằng cách truyền tĩnh mạch.
  • Trong quá trình bị tiêu chảy cấp, người bệnh có thể ăn uống bình thường, đặc biệt ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C như: Ổi, bưởi, cam... để tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn các thức ăn sống, tái, thịt nướng, thịt hun khói và các đồ uống có gas, đồ uống chứa cồn trong thời gian này.
  • Dùng thuốc: Thông thường, thuốc kháng sinh hiếm khi được sử dụng trong trường hợp này. Bởi kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ bị hội chứng tan huyết urê. Hoạt chất bismuth (Pepto-Bismol) làm giảm số lần đi đại tiện ở bệnh nhân mắc tiêu chảy, nhưng lại không làm giảm thời gian mắc bệnh. Chỉ định dùng kháng sinh trong trường hợp tiêu chảy phân có máu, sốt trên 38,5 độ C, nghi ngờ nhiễm vi khuẩn.

Tuy nhiên với những trường hợp mất nước nghiêm trọng bác sĩ sẽ truyền dịch tại nhà với liều lượng và dịch truyền phù hợp với từng bệnh nhân. 

Mỗi người có một tình trạng bệnh khác nhau hay liều lượng thuốc khác biệt. Không thể không nói, việc theo dõi điều trị sẽ giúp cải thiện được bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu bạn quá bận, hay muốn giảm thời gian đi lại, chờ đợi tại các phòng khám, bệnh viện, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại nhà. Dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc cung cấp các truyền nước biển tại nhà an toàn. Liên hệ số hotline 094 345 0115 để được tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ phù hợp cho bạn.

Viết bình luận
zalo