Đề phòng nguy cơ mắc tiêu chảy cấp vào mùa hè ở trẻ nhỏ?

Đề phòng nguy cơ mắc tiêu chảy cấp vào mùa hè ở trẻ nhỏ?

07:50 17/01/2020

Tiêu chảy cấp là một bệnh lý thường gặp do nhiều nguyên nhân. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường có tỷ lệ cao ở những ngày mùa hè khi ruồi nhặng dễ phát triển, nguồn nước bị ô nhiễm, ăn hoa quả, rau sống, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

1. Triệu chứng tiêu chảy cấp

  • Đi ngoài phân lỏng nhiều lần (> 4 lần/ngày)
  • Phân có mùi khó chịu, phân nát hoặc lỏng, có thể có lẫn chất nhầy hoặc máu, thậm chí có thức ăn không tiêu trong phân ( sống phân).
  • Đau bụng, có những cơn đau quặn vùng quanh rốn, sau mỗi cơn đau có thể đi ngoài ngay.
  • Buồn nôn và nôn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị sốt.

2. Điều trị tiêu chảy cấp

Bù dịch cho bệnh nhân tiêu chảy cấp

Việc đi ngoài phân lỏng liên tục có thể kèm theo nôn sẽ khiến cơ thể bạn bị mất đi 

một lượng dịch (bao gồm nước và các chất điện giải) đáng kể. Chính vì vậy mục tiêu điều trị đầu tiên là bù lại lượng dịch này. Bù dịch bằng cách:

  • Uống nước lọc, nước hoa quả như nước dừa, nước cam, nước chanh…
  • Không nên uống nước ngọt có gas hay nước hoa quả công nghiệp.
  • Trong trường hợp bị tiêu chảy nặng, việc bù nước bằng đường uống không đáp ứng đủ thì phải truyền dịch tại nhà. Lưu ý, trẻ không được tự ý truyền nước mà phải có bác sĩ thăm khám và thực hiện truyền dịch tại nhà để được điều trị đúng cách và hợp lý.

Điều trị sốt

Thường xuyên theo dõi sát nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân. Nếu người bệnh sốt trên 38,5 độ thì nên cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt Paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng, 2 lần cách nhau tối thiểu 4 – 6h, uống không quá 4 lần/ngày.

Kiểm soát nôn, buồn nôn

  • Tránh ăn những thức ăn đặc cho đến khi không còn nôn nữa.
  • Không ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên, xào, nướng,…. để tránh bị đầy bụng gây đau bụng khó chịu.
  • Không ăn thức ăn có vị cay hoặc các thức ăn chứa nhiều đường.

Chế độ dinh dưỡng

Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân bị mất nước, mất sức, cơ thể mệt mỏi. Cần phải đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh bằng cách cho bệnh nhân ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn một lượng thức ăn vừa phải.

Người bệnh nên ăn những thức ăn mềm, được nấu loãng như cháo hoặc súp. Đây là những món ăn vừa giàu chất dinh dưỡng lại dễ hấp thu.

Không nên ăn cơm hoặc những đồ ăn cứng khó nuốt.

Lưu ý khi dùng thuốc: Không nên dùng thuốc chống nôn hoặc chống tiêu chảy cấp khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

3. Khi nào bệnh nhân tiêu chảy cấp cần tới gặp bác sĩ?

Bệnh nhân tiêu chảy cấp cần tới gặp bác sĩ ngay khi có một trong các biểu hiện sau:

  • Đi ngoài phân lỏng nhiều lần liên tục, buồn nôn và nôn nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Sốt cao, uống thuốc hạ sốt mà không đỡ.
  • Đau bụng quằn quại.
  • Các dấu hiệu bất thường khác nghi ngờ nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

4. Cách phòng tránh ngộ độc thức ăn

Ăn chín, uống sôi

Đây là một trong những điều quan trọng nhất để đảm bảo cho bạn tránh được nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bạn nên thực hiện một số nguyên tắc sau để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình nhất là đối với trẻ nhỏ:

  • Không ăn các thức ăn tái, sống như các món gỏi, tiết canh, các loại nem làm từ thịt sống.
  • Không uống nước mưa, nước lã, …

Chọn thực phẩm an toàn

Thực phẩm không đảm bảo an toàn, chứa chất bảo quản hay hóa chất chính là nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn. Để đảm bảo an toàn, nên mua thực phẩm ở những địa chỉ uy tín.

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Nên rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Việc làm này sẽ giúp các vi khuẩn từ tay chân không có cơ hội tấn công, xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Với những thông tin trên tin chắc rằng gia đình bạn đã nắm được cách đề phòng nguy cơ mắc tiêu chảy cấp vào mùa hè ở trẻ nhỏ. Nếu bạn quá bận, hay muốn giảm thời gian đi lại, chờ đợi tại các phòng khám, bệnh viện, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại nhà. Dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc cung cấp các truyền nước biển tại nhà an toàn. Liên hệ số hotline 094 345 0115 để được tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ phù hợp cho bạn.

Viết bình luận
zalo