Dấu hiệu viêm dạ dày ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu viêm dạ dày ở trẻ nhỏ

09:55 29/06/2020

Viêm dạ dày ở trẻ nhỏ là căn bệnh nguy hiểm và khó khăn trong điều trị nếu không được phát hiện sớm. Chính vì thế ba mẹ hãy chú ý quan sát dấu hiệu viêm dạ dày ở trẻ nhỏ dưới đây để bé điều trị kịp thời cũng như có liệu trình điều trị phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm nhé.

Nguyên nhân trẻ em mắc bệnh viêm dạ dày

Do ăn uống không đảm bảo

Trẻ thường thích đồ ăn nhanh, bánh kẹo, đặc biệt là đồ ăn vặt bán ở cổng trường hay dọc đường đi học. Những thực phẩm này có thể dễ dàng bị nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là Helicobacter pylori (HP). HP là vi khuẩn sinh sống và phát triển ở lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Nó có thể gây ra tình trạng viêm dạ dày mạn tính.

Do căng thẳng, áp lực học tập

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị viêm dạ dày. Nhiều trẻ không có thời gian giải trí, nghỉ ngơi và vui chơi vì lịch học dày đặc. Từ đó khiến trẻ mệt mỏi, căng thẳng, về lâu về dài gây ra bệnh về dạ dày – tá tràng.

Dấu hiệu viêm dạ dày ở trẻ nhỏ

Đau bụng

Khi trẻ bị đau bụng, các phụ huynh thường nghĩ trẻ bị đau bụng do giun và chủ quan không cho trẻ đi khám. Vì vậy, đến khi phát hiện bệnh đã trở nặng và khó có thể chữa trị, thậm chí có trường hợp trẻ gặp các biến chứng nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày…

Bố mẹ cần chú ý nếu trẻ bị đau bụng thất thường và tái đi, tái lại, đau bụng trước hoặc sau bữa ăn. Vị trí đau dạ dày của trẻ thường ở trên rốn hoặc quanh rốn. Trẻ cũng có thể bị đau dạ dày vào ban đêm, đau âm ỉ kéo dài, có lúc đau dữ dội hàng chục phút.

Đầy hơi, khó tiêu

Trẻ bị viêm dạ dày thường thấy đầy hơi, khó tiêu. Tuy nhiên, nếu trẻ còn quá nhỏ sẽ không thể nói ra được những triệu chứng này. Vì vậy, mẹ cần để ý đến các dấu hiệu như bé hay bị ho, ợ chua, ợ hơi (do dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản). Từ đó mẹ có thể sớm phát hiện bệnh của trẻ để kịp thời khám chữa.

Chán ăn, mệt mỏi

Trẻ bị viêm dạ dày sẽ chậm tăng cân do ăn ít, chán ăn và có thể bị nôn ói thường xuyên. Nhiều bố mẹ thường chủ quan, cố tình thúc ép con ăn có thể khiến bệnh tình của trẻ càng nặng hơn và gây ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.

Ngoài ra, có một vài dấu hiệu khi trẻ bị viêm dạ dày nặng như: Da xanh xao, nhợt nhạt, lòng bàn tay bàn chân trắng nhợt, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, khó tập trung…

Nôn liên tục

Trẻ bị viêm dạ dày, có vấn đề về đường ruột sẽ dễ bị nôn. Việc nôn liên tục cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của bé, dẫn đến tình trạng chậm tăng cân, suy dinh dưỡng. Một số trẻ bị viêm dạ dày nặng có thể sẽ nôn ra máu, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu phát hiện trẻ thường xuyên buồn nôn hoặc nôn trước và sau bữa ăn, mẹ nên cho trẻ đi khám

Phân đen, có máu

Nhiều trẻ em bị viêm dạ dày có thể bị xuất huyết bao tử, khiến trẻ đi ngoài phân đen hoặc có máu tươi. Vì vậy bố mẹ cũng nên chú ý hơn đến phân của trẻ để có thể sớm phát hiện bệnh.

Chế độ ăn cho trẻ em viêm dạ dày

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bao gồm vitamin, khoáng chất cần thiết từ các loại trái cây và rau củ, như khoai lang, khoai tây…

– Bổ sung đầy đủ protein từ thịt nạc, lườn gà, trứng, sữa…

– Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, nhỏ đã được nấu chín, có thể nghiền nát thức ăn cho trẻ

– Nếu trẻ còn bú mẹ, nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa. Đối với trẻ lớn, không nên cho trẻ ăn cơm chan canh vì như vậy trẻ sẽ lười nhai và nuốt luôn, gây ảnh hưởng đến dạ dày

– Hạn chế cho trẻ ăn rau có lá, có nhiều chất xơ

– Không nên cho trẻ vừa ăn vừa uống trong bữa cơm

– Không nên cho trẻ em uống đồ uống có gas.

Viêm dạ dày có nên truyền nước không?

Nếu các triệu chứng của trẻ không cải thiện khi thay đổi lối sống và cách chăm sóc, trẻ có thể được chỉ định điều trị với một số loại thuốc. Những loại thuốc này có các tác dụng phụ như giảm hấp thu sắt và canxi, tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp và tiêu hóa nên cần được chỉ định bởi bác sĩ. 

Thuốc thường được dùng là nhóm thuốc giảm tiết axit dạ dày như ranitidine dùng cho trẻ từ 1 tháng tuổi đến 1 tuổi và omeprazole cho trẻ trên 1 tuổi. Thuốc được sử dụng kết hợp với việc thay đổi lối sống trong vòng 2 đến 4 tuần.

Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để hạn chế nồng độ axit trong dạ dày:

  • Kháng sinh histamin-2 (H2): famotidine, Cimetidine, Ranitidine và Nizatidine;

  • Các chất ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole, Esomeprazole, Iansoprazole, Rabeprazole and Pantoprazole.

Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể được truyền dịch và các thuốc khác để làm giảm nồng độ axit nếu bệnh viêm dạ dày chuyển biến nặng hơn.

Mỗi trẻ có một tình trạng bệnh khác nhau. Không thể không nói, việc theo dõi điều trị sẽ giúp cải thiện được bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu bạn quá bận, hay muốn giảm thời gian đi lại, chờ đợi tại các phòng khám, bệnh viện, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại nhà. Dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà, truyền nước biển tại nhà. Liên hệ số hotline 094 345 0115 để được tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ phù hợp cho bạn.

Viết bình luận
zalo