Dấu hiệu điển hình của đau dạ dày

Dấu hiệu điển hình của đau dạ dày

10:00 24/06/2020

Trong những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh đau dạ dày ngày càng có chiều hướng gia tăng. Đau dạ dày sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy đâu là biểu hiện đau dạ dày điển hình nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta giải đáp câu hỏi trên.

1. Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do bị viêm loét. Người bị đau dạ dày sẽ thường cảm thấy đau âm ỉ, khó chịu vô cùng. Khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói đều có thể bị đau.

Nếu người bệnh làm việc quá sức hay cảm thấy căng thẳng thì các cơn đau sẽ xuất hiện. Tâm trạng thất thường của người bệnh cũng khiến cho tình trạng đau càng tăng lên.

2. Dấu hiệu đau dạ dày điển hình

Triệu chứng đau bao tử thường có những biểu hiện rõ rệt tuy nhiên một số trường hợp lại không xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng mà chỉ có những cơn đau bụng âm ỉ.

Sau đây là 5 biểu hiện điển hình của bệnh nhân bị đau dạ dày:

2.1. Đau thượng vị

Đây là dấu hiệu thường có ở bệnh nhân bị đau dạ dày. Người bị bệnh tá tràng cũng có biểu hiện này. Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ và tức vùng bụng, đau nóng rát rất khó chịu.

Các cơn đau bụng dữ dội không xuất hiện khi bị đau thượng vị. Vị trí đau dạ dày có thể từ bụng lên ngực hoặc lan ra cả sau lưng; thường xuất hiện trong khoảng từ một đến hai tuần khi trong giai đoạn đầu của bệnh và tái đi tái lại. Khi thời tiết thay đổi hoặc giao mùa, cơn đau sẽ lại xuất hiện. Nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh nhân sẽ bị đau triền miên.

  • Đối với người bị đau dạ dày tá tràng, cơn đau thượng vị thường có liên quan đến bữa ăn và có tính chu kỳ.
  • Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, cơn đau thượng vị thường có tính chu kỳ.
  • Đối với những người bị ung thư dạ dày, các cơn đau bụng không có tính chu kỳ mà kéo dài liên miên.
  • Đối với bệnh nhân bị loét tá tràng, khi đói cơn đau sẽ xuất hiện.
  • Đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, khi ăn thức ăn vào sẽ cảm giác đau vùng thượng vị, nhưng khi đói lại không có cảm giác đau.

2.2 Ăn uống kém hơn

Bệnh nhân bị đau dạ dày thường có dấu hiệu kém ăn thể hiện bởi lượng thức ăn bị giảm đi hoặc ăn kém ngon.

Nguyên nhân là bởi thức ăn được tiêu hóa chậm, sau khi ăn, người bệnh cảm thấy chướng bụng, đầy bụng, cảm giác nặng nề, ấm ách.

Sau khi ăn, người bệnh cảm giác đau thượng vị, bỏng rát vùng thượng vị sau đó lan lên xương ức và gây cảm giác buồn nôn.

2.3 Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Đây là triệu chứng rất quan trọng của bệnh đau dạ dày. Ợ chua, ợ hơi gây nên sự khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do dạ dày hoạt động bị rối loạn nên thức ăn khó được tiêu hóa dẫn đến tình trạng bị lên men. Bệnh nhân đau dạ dày bị ợ hơi, ợ chua và kèm theo các dấu hiệu đau thượng vị. Người bệnh sẽ cảm thấy vị đắng hoặc chua khi thức ăn hoặc hơi lên tận trên họng nhưng chỉ lên nửa chừng, lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng ức mũi hoặc sau xương ức.

2.4 Cảm giác buồn nôn, nôn

Đây là biểu hiện của bệnh lý như viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hay có thể là ung thư dạ dày. Khi người bệnh nôn nhiều sẽ kéo theo các hệ lụy như rách niêm mạc thực quản tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó nôn nhiều khiến cho tình trạng mất nước và điện giải trong dịch dạ dày xảy ra. Nặng hơn có thể là tình trạng hạ huyết áp, trụy tim mạch. Người bệnh bị sút cân nhanh dẫn đến thiếu máu, phù nề...

2.5 Bị chảy máu tiêu hóa

Máu chảy ra khỏi thành mạch máu đi vào lòng ống tiêu hóa thì được gọi là chảy máu tiêu hóa. Dấu hiệu này rất nghiêm trọng, nó có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh trong thời gian rất ngắn. Vì vậy khi thấy dấu hiệu này cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Khi bị chảy máu tiêu hóa, sẽ có những biểu hiện sau: nôn ra máu tươi hoặc máu đen, máu có trong phân có màu đỏ tươi hoặc màu đen. Người bệnh sẽ cảm thấy choáng váng, hoa mắt, tụt huyết áp khi trong tình trạng mất máu cấp.

Khi xuất hiện dấu hiệu chảy máu tiêu hóa, rất có thể là biểu hiện của các bệnh lý như: viêm dạ dày cấp do dùng thuốc, dạ dày tá tràng bị loét, tĩnh mạch thực quản bị vỡ do bệnh gan.... nghiêm trọng hơn là bị ung thư dạ dày.

Chảy máu tiêu hóa rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.

3.​​​​​​​ Đau dạ dày có nên truyền nước không?

Có rất nhiều cách chữa đau dạ dày hiện nay. Mỗi phương pháp điều trị lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. 

Thuốc kháng sinh và các thuốc kháng axit có thể được sử dụng để điều trị đau dạ dày mạn tính gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori. Ngoài ra, bạn nên tránh uống nhiều bia rượu và tránh sử dụng các loại thuốc như ibuprofen, naproxen và aspirin trong quá trình điều trị.

Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để hạn chế nồng độ axit trong dạ dày:

  • Kháng sinh histamin-2 (H2): famotidine, Cimetidine, Ranitidine và Nizatidine;

  • Các chất ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole, Esomeprazole, Iansoprazole, Rabeprazole and Pantoprazole.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được truyền dịch và các thuốc khác để làm giảm nồng độ axit nếu bệnh viêm dạ dày chuyển biến nặng hơn.

Mỗi người có một tình trạng bệnh khác nhau. Không thể không nói, việc theo dõi điều trị sẽ giúp cải thiện được bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu bạn quá bận, hay muốn giảm thời gian đi lại, chờ đợi tại các phòng khám, bệnh viện, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại nhà. Dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà, truyền nước biển tại nhà. Liên hệ số hotline 094 345 0115 để được tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ phù hợp cho bạn.

Viết bình luận
zalo