Cẩm nang chữa ốm nghén khi mang thai cho mẹ bầu

Cẩm nang chữa ốm nghén khi mang thai cho mẹ bầu

08:37 22/01/2020

Ốm nghén ảnh hưởng đến phần lớn cuộc sống của nhiều mẹ bầu. Tình trạng này thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ, nhưng đối với một số mẹ bầu, ốm nghén có thể kéo dài cho đến khi sinh. Đây là hiện tượng buồn nôn xảy ra trong lúc mang thai. Ốm nghén có thể tấn công mẹ bầu bất cứ lúc nào, dù là ngày hay đêm. Đây là điều hoàn toàn bình thường đối với những ai đang mang thai nhưng nó sẽ trở nên nghiêm trọng nếu bạn mắc phải chứng ốm nghén nặng (hyperemesis gravidarum). Đây là loại ốm nghén cần được bác sĩ thăm khám, điều trị bằng truyền dịch tại nhà qua đường tĩnh mạch và một số phương pháp trị liệu khác.

Liệu dùng thuốc chống nôn có hiệu quả?

Nếu tình trạng buồn nôn không giảm, bạn hãy đến gặp bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Nhưng nếu phải chờ bác sĩ chẩn đoán và kê đơn rất lâu để tìm ra loại thuốc phù hợp với bạn thì điều này có thể khiến tình trạng buồn nôn thêm tệ hơn. Thay vì vậy, bạn có thể sử dụng vitamin B6 và một vài loại thuốc buồn nôn khác, chúng cũng rất an toàn và hiệu quả cho mẹ bầu trong quá trình mang thai.

Trong trường hợp bạn có kế hoạch mang thai lần nữa, hãy uống vitamin tổng hợp tại thời điểm thụ thai và trong thai kỳ sớm. Vitamin tổng hợp có thể giúp ngăn ngừa tình trạng ốm nghén nặng, mặc dù nguyên nhân vitamin tổng hợp lại có thể điều trị ốm nghén vẫn chưa được tìm ra.

Làm thế nào để giảm bớt tình trạng ốm nghén?

Bạn có thể tham khảo các cách giúp làm giảm ốm nghén dưới đây:

Chọn thực phẩm một cách cẩn thận. Bạn có thể chọn các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate hoặc protein, ít chất béo và dễ tiêu hóa. Thức ăn có hương vị mạnh đôi khi hữu ích chẳng hạn như kẹo gừng. Bạn nên tránh dầu mỡ, thức ăn cay và những thực phẩm có chứa chất béo nhé;

Ăn vặt. Buổi sáng, trước khi ra khỏi giường, bạn có thể ăn một vài chiếc bánh quy hay một miếng bánh mì. Nhấm nháp những thức ăn này suốt cả ngày sẽ có hiệu quả tốt hơn là ăn ngày ba bữa đấy. Bạn cũng cần nhớ là đừng để dạ dày của mình “trống rỗng” nhé, vì điều đó có thể làm tình trạng buồn nôn tồi tệ hơn;

Uống nhiều nước. Bạn có thể uống nước suối hay nước gừng đều được. Bên cạnh đó, thử ngậm kẹo cứng hoặc que kem nhỏ cũng đều hữu ích đấy;

Hãy chú ý đến những thứ gây buồn nôn. Bạn nên tránh những thức ăn có mùi vì những thực phẩm này có thể làm cho tình trạng buồn nôn tồi tệ hơn;

Hít thở không khí trong lành. Nếu thời tiết đẹp, bạn hãy mở cửa sổ trong nhà hoặc nơi làm việc của bạn nhé. Đi bộ ngoài trời mỗi ngày cũng là cách giúp tinh thần thoải mái và nhẹ nhàng hơn đấy;

Uống vitamin dành cho mẹ bầu trước khi sinh. Nếu cảm thấy buồn nôn sau khi uống vitamin, bạn có thể uống vào buổi tối hay sử dụng sau khi có một bữa ăn nhẹ nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng sau khi uống vitamin. Nếu tình trạng buồn nôn vẫn không khỏi, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về những phương pháp khác vừa khiến bạn không buồn nôn vừa có thể giúp bạn tiếp nhận được chất sắt và vitamin bạn cần trong khi mang thai.

Khi nào thì bạn có thể đi khám bác sĩ?

Nếu bạn nôn và ói mửa quá nhiều đến nỗi các phương pháp ở trên không giúp bạn cải thiện điều đó, thì điều này có nghĩ là bạn bạn đang mắc phải chứng nôn nghén. Nếu tình trạng càng nặng, bạn cần được bác sĩ thăm khám, điều trị bằng truyền dịch tại nhà qua đường tĩnh mạch và một số phương pháp trị liệu khác.

Bên cạnh đó, bạn có thể đến khám bác sĩ nếu:

  • Sụt mất 1 kg hoặc hơn;
  • Bắt đầu buồn nôn và ói mửa sau tuần thứ chín của thai kỳ;
  • Buồn nôn và nôn nhiều vào tháng thứ năm của thai kỳ;
  • Nôn ra máu;
  • Cảm thấy chóng mặt khi đứng;
  • Cơ thể mất nước, chẳng hạn như nước tiểu sẫm màu hoặc đi tiểu không thường xuyên;
  • Đau bụng, sốt, nhức đầu hoặc sưng ở mặt trước của cổ.

Điều gì xảy ra nếu bạn không ốm nghén?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ bị sảy thai ít khi ốm nghén. Nếu em bé hoặc nhau thai không được phát triển đúng cách, mức độ hormone thai kỳ trong cơ thể bạn rất thấp. Điều này sẽ khiến bạn ít bị buồn nôn khi hormone thai khi không được sản xuất nhiều.

Tuy nhiên, có rất nhiều phụ nữ có thai hoàn toàn bình thường khi người có ít hoặc thậm chí không buồn nôn trong ba tháng đầu tiên của họ. Vì vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng nếu bạn không trải qua ốm nghén trong thai kỳ. Nếu tình trạng ốm nghén trở nặng, bạn hãy đến khám bác sĩ để được điều trị và hỗ trợ cần thiết nhé.

Đi vào hoạt động trong nhiều năm, Y tế Toàn Phúc có đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm về sản khoa. Chúng tôi luôn đưa ra kết quả đánh giá xác thực cùng với nhiều lời khuyên tốt nhất cho sức khỏe của mẹ bầu. Ngoài ra trung tâm còn cung cấp các dịch vụ truyền nước biển tại nhà an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 094 345 0115, bạn sẽ nhận câu trả lời nhanh nhất.

Viết bình luận
zalo