Cách sơ cứu người bị kiệt sức

Cách sơ cứu người bị kiệt sức

10:44 17/06/2020

Kiệt sức là tình trạng cơ thể bạn bị cạn kiệt năng lượng, năng suất lao động của bạn bị giảm sút sau một thời gian hoạt động. Kiệt sức cũng có thể là hiện tượng liên quan đến nhiệt độ. Mức độ kiệt sức do nóng có thể bị nhẹ như chuột rút cho tới nguy cơ say nắng.

1. Dấu hiệu bị kiệt sức

Kiệt sức thường bao gồm nhiều dấu hiệu và hiện chưa có một tiêu chuẩn nào cụ thể để xác định được dấu hiệu nào là của tình trạng kiệt sức, dấu hiệu nào không phải. Kiệt sức khiến cho bạn cảm thấy bị suy nhược cơ thể. Kiệt sức ở đây đều có đặc điểm chung là liên quan tới công việc, điều kiện làm việc ( làm việc dưới thời tiết nắng nóng).

Một số dấu hiệu cho thấy bản thân bạn đang bị kiệt sức như:

  • Mất ngủ
  • Làm việc quá sức
  • Bị ốm thường xuyên
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Chán nản, sa sút tinh thần
  • Hay quên
  • Thường khó chịu với những người xung quanh
  • Làm việc mệt nhọc, kém hiệu quả
  • Thiếu sự tập trung, thờ ơ
  • Chóng mặt
  • Mạch đập nhanh, yếu
  • Ngất
  • Chuột rút
  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Huyết áp thấp khi đứng
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Giảm chất lượng cuộc sống
  • Tách cá nhân ra khỏi cộng đồng

Dấu hiệu của kiệt sức và bệnh trầm cảm cũng khá giống nhau nên một số trường hợp được chẩn đoán là kiệt sức mặc dù thực tế họ bị trầm cảm. Vì thế, không nên tự chẩn đoán là kiệt sức vì có thể dẫn đến liệu trình điều trị không phù hợp. Bởi kiệt sức có thể chỉ cần được nghỉ ngơi, thư giãn nhưng những đối tượng bị trầm cảm thì cần phải sử dụng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý để điều trị. Kiệt sức không phải là trầm cảm nhưng kiệt sức có thể làm tăng nguy cơ bị trầm cảm.

Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) thông báo rằng căn bệnh trào lưu này được mô tả như một hội chứng do căng thẳng kinh niên tại nơi làm việc không được kiểm soát.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng kiệt sức

Kiệt sức thường do yếu tố công việc gây ra. Một người có nguy cơ bị kiệt sức cao hơn khi cảm thấy quá tải với công việc và bản thân không được đánh giá cao.

Tính cách và lối sống của bản thân cũng là nguyên nhân khiến bạn bị kiệt sức. Điều kiện làm việc như việc bạn phải làm việc dưới thời tiết nắng nóng cũng khiến cho bạn nhanh chóng bị kiệt sức.

Một số nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng kiệt sức như:

  • Kiệt sức do công việc
  • Kiệt sức do phải làm việc dưới thời tiết nắng nóng
  • Kiệt sức do lối sống
  • Kiệt sức do tính cách cá nhân
  • Do thiếu máu
  • Mất ngủ
  • Bệnh nhân bị đái tháo đường
  • Tâm trạng căng thẳng kéo dài

3. Cách sơ cứu người bị kiệt sức

Nếu bạn bị kiệt sức bởi phải làm việc dưới điều kiện thời tiết nắng nóng, bạn có thể bị say nắng, tình trạng này có thể khiến cho bạn bị đe dọa tính mạng. Khi nghi ngờ bản thân bị kiệt sức vì nắng nóng, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Di chuyển người ra khỏi cái nóng và vào một nơi râm mát hoặc có máy lạnh.
  • Đặt người nằm xuống và nâng cao chân và bàn chân một chút.
  • Cởi bỏ quần áo chật hoặc nặng.
  • Cho người đó uống nước mát hoặc đồ uống không cồn khác mà không có caffeine.
  • Làm mát người bằng cách phun hoặc bọt biển bằng nước mát và quạt.
  • Theo dõi cẩn thận.

Đối với những người lao động quá sức cần ăn uống đủ chất như chất đạm, lipit và chú ý nghỉ ngơi, học tập và làm việc hợp lý để đảm bảo ngủ đủ giấc. Tránh căng thẳng, thư giãn và tập thở là cách tốt giúp cơ thể điều chỉnh nhịp thở. Nếu các biểu hiện của suy nhược cơ thể không được cải thiện thì truyền nước (truyền dịch) là giải pháp được nhiều người lựa chọn khi muốn cải thiện tình trạng cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, để an toàn người bệnh cần được truyền dịch tại những cơ sở y tế, phòng khám uy tín, có chuyên môn.

Thực đơn ăn uống cần đảm bảo đủ 4 thành phần nhưng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh, những loại rau giàu axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe. Nếu bạn cảm thấy chán ăn uống, bạn nên ăn cháo loãng, súp để dễ tiêu.

4. Biện pháp phòng ngừa kiệt sức

Một số biện pháp sẽ giúp tránh khỏi tình trạng kiệt sức như:

  • Biết nói không: luôn khiêm tốn và biết lượng sức mình, không ôm đồm quá nhiều việc
  • Cho cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ
  • Biết cách sắp xếp công việc
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý.

Trường hợp người bệnh kiệt sức ngất xỉu hoặc có các biểu hiện sức khỏe nguy hiểm, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

Để có những phương pháp điều trị hợp lý về tình trạng người bị kiệt sức bạn hãy liên hệ ngay với dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc tại nhà thông qua Hotline: 094 345 0115 có các chuyên gia y tế, bác sĩ,…giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao. Ngoài ra trung tâm còn cung cấp các dịch vụ truyền dịch tại nhà, truyền đạm tại nhà. Hãy liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay để được chăm sóc y tế sớm nhất

Viết bình luận
zalo