Các nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ?

Các nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ?

08:19 20/01/2020

Triệu chứng đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa hay các bệnh nặng hơn như đông máu cục bộ, lồng ruột, đau ruột thừa... Giải nén ruột là một thủ thuật giúp làm giảm áp lực trong ruột được thực hiện trong trường hợp cần thiết.

1. Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em

Sau đây là những nguyên nhân thường gặp gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em:

Viêm dạ dày, ruột

Viêm dạ dày, ruột là tình trạng viêm đường tiêu hóa do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Ngoài triệu chứng đau bụng quanh rốn, trẻ bị viêm dạ dày, ruột còn có những biểu hiện như sốt, tiêu chảy, đổ mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn mửa,...

Tình trạng này thường không cần điều trị y tế vì các triệu chứng bệnh sẽ tự biến mất trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, một biến chứng khác của viêm dạ dày, ruột là mất nước có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và bé cần được chăm sóc đặc biệt.

Viêm ruột thừa

Triệu chứng đau bụng dưới rốn ở trẻ em cũng có thể là biểu hiện điển hình của bệnh viêm ruột thừa. Ban đầu, các cơn đau chỉ xuất hiện ở khu vực rốn, sau lan dần về phía dưới bên phải ổ bụng. Các triệu chứng khác đi kèm thường là đầy hơi, sốt, ăn không ngon, buồn nôn hoặc nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, cơn đau nặng hơn khi bé ho hoặc cử động.

Viêm ruột thừa là tình trạng nguy hiểm cần được cấp cứu ngay. Nếu không được điều trị nhanh chóng, ruột thừa của bé có thể bị vỡ, gây ra các biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng của trẻ.

Loét dạ dày

Loét dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, tiêu biểu là nhiễm khuẩn helicobacter pylori hoặc dùng các loại thuốc như ibuprofen, aspirin trong thời gian dài. Loét dạ dày thường có biểu hiện là đau bụng quanh rốn, cơn đau có thể lan tới xương ức, ợ hơi, ăn không ngon, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn mửa,...

Khi trẻ bị loét dạ dày, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị phù hợp nhất như sử dụng thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn thụ thể histamin hoặc chất bảo vệ, ví dụ sucralfate.

Lồng ruột

Lồng ruột là tình trạng một khúc ruột di chuyển vào lòng của khúc ruột khác. Biểu hiện của lồng ruột là: trẻ đau bụng, bỏ bú, da tím tái, khóc thét từng cơn, nôn ra dịch nhầy màu xanh hoặc vàng, có thể đại tiện ra máu,...

Trẻ bị lồng ruột sẽ được tháo lồng bằng phương pháp bơm hơi vào ruột già với áp lực vừa phải dưới sự hướng dẫn của máy soi X-quang cho tới khi khối ruột lồng được tháo ra hoàn toàn.Lồng ruột là tình trạng cần được cấp cứu ngay vì nếu không điều trị kịp thời, hai đoạn ruột sẽ lồng vào nhau sâu hơn, làm đoạn ruột lồng bị sưng nề, các mạch máu nuôi ruột bị tắc nghẽn, khiến ruột bị nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột, thủng ruột,... Sau đó, dịch và chất thải trong lòng ruột sẽ bị phát tán vào trong ổ bụng, gây viêm màng bụng, nhiễm trùng nặng nề.

Tắc ruột non

Tắc ruột non là tình trạng một phần hoặc toàn bộ ruột non của trẻ bị tắc nghẽn. Tình trạng này khiến thức ăn không tiến sâu được vào đường tiêu hóa và nếu không điều trị bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tới tính mạng của trẻ.

Những nguyên nhân thường gặp gây tắc ruột non ở trẻ nhỏ gồm: nhiễm trùng, có khối u trong đường tiêu hóa, mắc bệnh viêm ruột, mô sẹo từ lần phẫu thuật bụng trước đó,...

Ngoài triệu chứng đau bụng quanh rốn từng cơn ở trẻ em, nhiều bé còn có những biểu hiện như sốt, tăng nhịp tim, mất nước, ăn không ngon, đầy hơi, buồn nôn và ói mửa, táo bón nặng

Một số nguyên nhân khác gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em gồm:

  • Viêm tụy cấp: Thường do viêm nhiễm, sử dụng một số loại thuốc nhất định. Triệu chứng của viêm tụy cấp là đau quanh rốn, buồn nôn, nôn mửa, nhịp tim tăng cao,... Trẻ bị viêm tụy nhẹ thường được điều trị bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau, truyền dịch tại nhà qua đường tĩnh mạch. Với trường hợp nặng hơn, bé phải nhập viện và tuân theo các phương pháp điều trị cần thiết.

  • Thoát vị rốn: Là hiện tượng mô bụng phình ra thông qua rốn. Khi mắc tình trạng này, bé sẽ bị đau bụng quanh rốn, sưng tấy,... Ở trẻ sơ sinh, hầu hết các trường hợp thoát vị rốn sẽ tự lành lại khi trẻ lên 2 tuổi. Số khác, bé có thể được chỉ định phẫu thuật nhằm ngăn ngừa nguy cơ tắc ruột. 
  • Phình động mạch chủ: là tình trạng gây ra bởi sự suy yếu hoặc phình ra của thành động mạch chủ, đe dọa tới tính mạng vì nếu động mạch chủ vỡ ra máu sẽ chảy vào nội tạng. Khi động mạch chủ bị phình lớn, trẻ sẽ bị đau bụng quanh rốn kèm theo các triệu chứng khó chịu như khó thở, tăng nhịp tim, hạ huyết áp, ngất xỉu, yếu bất ngờ ở một bên cơ thể,...
  • Thiếu máu cục bộ: Tình trạng này xảy ra khi lưu lượng máu bị gián đoạn, chủ yếu do máu đông hoặc tắc mạch. Nếu bị thiếu máu cục bộ, bé sẽ cảm thấy đau vùng quanh rốn, đi kèm với các triệu chứng như nhịp tim tăng cao, có máu trong phân,... Khi nghi ngờ trẻ mắc thiếu máu cục bộ, phụ huynh nên đưa bé tới bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hoặc dùng thuốc.

2. Nên làm gì khi trẻ bị đau bụng quanh rốn

Khi trẻ đau bụng đầu tiên cha mẹ cần trấn an, vỗ về cho bé nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường như sốt, vàng da, đau bụng dữ dội, có máu trong phân, sưng đau vùng bụng dưới, ói mửa không dứt,... và đưa bé tới bệnh viện hoặc sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà.

Mỗi trẻ có một tình trạng bệnh khác nhau hay liều lượng thuốc khác biệt. Không thể không nói, việc theo dõi điều trị sẽ giúp cải thiện được bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu bạn quá bận, hay muốn giảm thời gian đi lại, chờ đợi tại các phòng khám, bệnh viện, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại nhà. Dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc cung cấp các truyền nước biển tại nhà an toàn. Liên hệ số hotline 094 345 0115 để được tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ phù hợp cho bạn.

 

Viết bình luận
zalo