Bị viêm phổi có nên truyền dịch không? Khi nào thì nên truyền dịch?

Bị viêm phổi có nên truyền dịch không? Khi nào thì nên truyền dịch?

08:56 03/06/2020

Lĩnh vực liệu pháp truyền dịch bao gồm việc điều trị bệnh nhân bằng các dung dịch truyền tĩnh mạch nhằm giúp bệnh nhân hồi phục hoặc cải thiện tình trạng bệnh tật của bệnh nhân. Tùy thuộc vào căn bệnh tiềm ẩn, dung dịch chứa thành phần dược liệu hoạt động thích hợp... Vậy viêm phổi có nên truyền dịch không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé

Lợi ích của truyền dịch

Truyền dịch được người dân gọi với tên quen thuộc hơn là truyền nước, truyền đạm.   Nhằm chuyển nhanh các chất có lợi vào cơ thể để hỗ trợ điều trị bệnh hoặc phục hồi sức khỏe.

Truyền dịch được sử dụng trong các trường hợp người bị suy kiệt hoặc mắc một số vấn đề về sức khỏe. Nó được là phương pháp hỗ trợ tuyệt vời trong điều trị các loại bệnh. Bởi trong những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân không thể ăn uống thì truyền dịch là phương pháp giúp người bệnh tồn tại.

Truyền dịch giúp cung cấp nước và các chất điện giải nhanh nhất trong một số trường hợp khẩn cấp để đảm bảo thể tích tuần hoàn duy trì huyết áp và lượng nước trong các mô của cơ thể.

Truyền dịch giúp cung cấp chất dinh dưỡng để giúp những bệnh nhân không thể ăn trong một số trường hợp như sau phẫu thuật giúp nuôi sống cơ thể, phục vụ tích cực quá trình điều trị bệnh.

Và còn rất nhiều các tác dụng khác như làm dung dịch pha thuốc hay các loại kháng sinh, hóa chất điều trị ung thư, các thuốc trợ tim.. thường được truyền cho bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, bệnh lý ung thư, suy tim, cơn tăng huyết áp cấp cứu…

Bị viêm phổi có nên truyền dịch không?

Viêm phổi là một bệnh lý rất thường hay gặp phải với khí hậu như ở Việt Nam. Khi bị viêm phổi bệnh nhân thường bị sốt, cơ thể mệt mỏi nên nhiều người nghĩ ngay đến việc truyền dịch. Tuy nhiên theo các bác sỹ chuyên khoa cho biết rằng khi bị viêm phổi truyền dịch nếu có chỉ định từ bác sĩ.

Việc có nên truyền dịch khi viêm phổi hay không phải được giới y bác sỹ khám nghiệm, chỉ định sàng lọc. Chúng ta không nên tự ý truyền dịch kẻo gặp phải những tai biến khôn lường.

Nên truyền dịch khi nào?

Theo bác sỹ chuyên môn chỉ nên truyền dịch khi người bệnh bị kiệt sức, hay sốt quá cao, tiêu chảy, nôn quá nhiều gây mất nước hay người bệnh không thể ăn, uống được như sau phẫu thuật.

Bên y học chia truyền dịch ra thành 3 dạng truyền dịch:

  • Cung cấp dưỡng chất cần thiết như: glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa vitamin, chất đạm, chất béo. Cách này dùng cho người bị suy nhược, bị suy dinh dưỡng, người sau phẫu thuật, người không thể cung cấp dinh dưỡng qua đường ăn, hoặc không tiêu hóa được thức ăn,…
  • Dạng nhằm cung cấp nước và các chất điện giải dùng cho người bị mất nước, mất máu do các bệnh tiêu chảy, ói mửa, bỏng hay do ngộ độc gây ra.
  • Cuối cùng là dạng bù các loại đặc biệt như huyết tương, albumin, haes-steril, dextran, gelofusine, dung dịch cao phân tử,…dạng này chỉ dùng cho các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hay lượng dịch tuần hoàn.

Những điều lưu ý khi truyền dịch

  • Khi truyền dịch cần đến nơi cơ sở uy tín, trang thiết bị đầy đủ đảm bảo.
  • Cần phải có chỉ định của bác sĩ
  • Trước khi truyền dịch bệnh nhân cần phải được xét nghiệm đầy đủ, kiểm tra nhịp tim, phổi để tránh những tính trạng nguy cấp.
  • Cần thận trọng với những người lớn tuổi, bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim, thận hay bệnh lý về não.
  • Bệnh nhi bị viêm phổi không nên truyền dịch.
  • Trẻ bị sốt không nên truyền chất điện giải vì sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não.
  • Với trẻ bị viêm não, viêm màng não cần phải truyền dịch thì theo chỉ định của bác sĩ.

Mỗi người có một tình trạng bệnh khác nhau. Không thể không nói, việc theo dõi điều trị sẽ giúp cải thiện được bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu bạn quá bận, hay muốn giảm thời gian đi lại, chờ đợi tại các phòng khám, bệnh viện, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại nhà. Dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà, truyền nước biển tại nhà. Liên hệ số hotline 094 345 0115 để được tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ phù hợp cho bạn.

Viết bình luận
zalo