Bị bệnh tiêu chảy có nên truyền dịch?

Bị bệnh tiêu chảy có nên truyền dịch?

02:51 07/12/2019

Dịch truyền và truyền dịch trong bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy có thể xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa hè. Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là vi khuẩn, hoặc virut, ký sinh trùng và đặc biệt hiện nay là ngộ độc thực phẩm. Triệu chứng điển hình nhất, nguy hiểm nhất của bệnh tiêu chảy là tình trạng mất nước và mất muối (chất điện giải) cấp tính. Phản xạ cấp cứu đầu tiên là việc bồi phụ lại lượng nước và các chất điện giải. Các loại dịch truyền và việc truyền dịch đúng chủng loại, quy cách đã đem lại hiệu quả điều trị rất khả quan. 


Dịch truyền là một loại dung dịch, được dùng để tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch của bệnh nhân. Tùy theo các dược chất có trong dịch truyền mà người ta dùng các loại dung môi hòa tan khác nhau, nhưng đa phần là nước cất. Dịch truyền gồm 2 loại: một loại dùng để nuôi dưỡng trong trường hợp bệnh nhân không ăn được hoặc bổ sung chất dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa; một loại dịch truyền có tác dụng bù đắp sự thiếu hụt thể tích tuần hoàn khi bị mất máu, mất nước, bị bỏng nặng hay bị choáng. Khi bị bệnh tiêu chảy, loại dịch truyền thường được sử dụng để điều trị thuộc vào loại thứ hai. 

Các loại dịch truyền dùng cho trường hợp này đa số là các loại dung dịch chứa các chất điện giải. Các dung dịch muối khoáng khi được truyền vào tĩnh mạch sẽ có tác dụng bổ sung nhanh chóng một lượng nước đã mất đi khi bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc nôn và cung cấp các chất muối khoáng dưới dạng các ion như natri, kali, canxi. Các dịch truyền loại này có thể là các dung dịch đẳng trương như natri clorid 0,9%, dung dịch ringer lactat (dung dịch Hartman). Dung dịch natri clorid 0,9% là loại dịch truyền phổ biến, rẻ tiền nhất rất hay được dùng để bù đắp nước và các chất diện giải cho các bệnh nhân bị tiêu chảy cấp tính. Trong danh mục các thuốc thiết yếu do Bộ y tế ban hành có 7 loại thuốc tiêm truyền. Ngoài 2 loại dung dịch kể trên còn có dung dịch axit amin 5-10%, dung dịch calci clorid 10%, dung dịch glucose 5 - 10 - 20 - 50%, dung dịch kali clorid, dung dịch manitol và nhũ dịch lipid. 
 

Các loại dịch truyền ưu trương được dùng để bù đắp một lượng ion clo bị mất quá nhiều trong trường hợp bị bỏng nặng hoặc bị mất máu nhiều. Trong bệnh lý tiêu chảy đôi khi cũng có thể dùng loại dịch truyền ưu trương với mục đích phát triển thể tích lưu hành lớn. Có nhiều nồng độ khác nhau của loại dịch truyền ưu trương, đối với bệnh tiêu chảy chỉ nên dùng loại có nồng độ thấp. 
 

Khi bị tiêu chảy, tùy theo mức độ mất nước và các chất điện giải mà thầy thuốc sẽ chọn loại dịch truyền phù hợp. Thông thường, khi trọng lượng cơ thể đã bị giảm đi khoảng từ 10% trở lên là đã có chỉ định truyền dịch vào tĩnh mạch. Ðó là những trường hợp tiêu chảy cấp tính. Khi bị tiêu chảy kéo dài, người ta cũng có thể tiêm một số loại thuốc tiêm truyền hoặc truyền dịch theo kiểu bồi phụ chất dinh dưỡng.
 

Khi bị tiêu chảy nặng, chẳng hạn như mắc bệnh tả, bệnh thương hàn, bệnh lỵ trực khuẩn... việc truyền dịch là rất cần thiết. Nó còn khẩn cấp hơn cả việc dùng các loại thuốc điều trị nguyên nhân. Ngoài các loại dung dịch muối đẳng trương và ưu trương, người ta còn rất hay phối hợp với loại dịch truyền có chứa đường glucose 5%, 10% và 30% nhằm tạo ra một sự phối hợp được gọi là dung dịch mặn ngọt đẳng trương. 

Y Tế Toàn Phúc được biết đến là một địa chỉ truyền dịch tại nhà đảm bảo kỹ thuật và tận tình chu đáo. Chỉ cần nhấc máy lên theo số điện thoại 094 345 0115, bạn sẽ được chăm sóc, truyền nước biển tại nhà bởi đội ngũ nhân viên y tế tận tình, chu đáo. Y Tế Toàn Phúc - Nơi gửi trọn niềm tin.

Viết bình luận
zalo